Chị em làm gì khi đã tránh thai mà vẫn có con vì 'vỡ kế hoạch'?

04/11/2016 20:32 GMT+7

Chồng chị Nhàn nay đã gần 60, vì sức khỏe nên ít gần gũi vợ, chị Nhàn uống viên tránh thai hàng ngày nên ngày nhớ ngày quên.

Sinh xong con trai đầu, chị Lệ quyết định đặt vòng một hơi năm năm cho chắc, vì vợ chồng đều là công chức, chị cần phải học thêm một bằng đại học nữa. Mải mê với cuộc sống, đến ngày tháo vòng chị Lệ quên khuấy cho tới khi phát hiện mình có thai. Biết làm sao giờ, con là phúc, thôi thì gác lại hết để lo cho con. Đáng ngại hơn là chị Nhàn, bạn chị.
Chồng chị Nhàn nay đã gần 60, vì sức khỏe yếu nên ít gần gũi vợ, chị Nhàn uống viên tránh thai hàng ngày nên ngày nhớ ngày quên. Một ngày nọ hai vợ chồng đi du lịch, "tức cảnh sinh tình" chồng muốn gần vợ và lần đó đậu thai. Chị Nhàn không hay biết và cứ uống thuốc cho tới ngày trễ kinh. Hôm phát hiện mình mang thai chị đã khóc thảm thiết, vừa gọi cho chồng vừa bấn loạn, ngộ nhỡ đứa bé sinh ra nó bị làm sao! Chồng trấn an, thôi cứ đi bác sĩ khám đều đặn và thông báo tình hình như vậy. Suốt gần 10 tháng mang thai, chị cứ lo lắng, đến ngày "lâm bồn" chị còn xuất huyết do trầm cảm. Khi bé sinh ra chị và ông xã cứ ngó chăm chăm xem con mình "có bị làm sao không?"... Cho đến nay bé đã lên ba, biết nói và mọi kỹ năng như các đứa trẻ khác hai vợ chồng mới thỡ phào nhẹ nhõm.
Việc dùng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn có thai khiến nhiều chị em lo lắng. Không phải chỉ vì có thai ngoài ý muốn mà còn vì sợ các biện pháp tránh thai ảnh hưởng đến bào thai và cả quá trình thai kỳ. Để giải đáp những thắc mắc trên, Thanh Niên đã trao đổi cùng bác sĩ (BS) CKI Giang Châu Võ, Bệnh viện Từ Dũ.
Vì sao tránh thai mà vẫn có thai?
Theo BS CKI Giang Châu Võ, bất kỳ một phương pháp ngừa thai nào cũng sẽ có tỉ lệ thất bại. Vì vậy, vẫn có trường hợp đặt vòng hoặc uống thuốc tránh thai nhưng vẫn mang thai. Nguyên nhân có thể do: tuột vòng, vòng bị lệch, vòng xuyên cơ tử cung, uống thuốc ngừa thai hàng ngày không đều đặn, không đúng giờ…

tin liên quan

Những cô nàng 9X 'đau lắm' ở phòng chờ phá thai

Một sự yên lặng đáng sợ bao trùm lên tất cả, ngoài tiếng của bác sĩ tất cả đều im lặng, không ai nói với ai tiếng nào vì họ biết điều họ đang làm tại đây – phá thai là việc bất đắc dĩ.

Việc sử dụng các biện pháp ngừa thai nhưng vẫn có thai khiến nhiều chị em lo lắng về sức khỏe của thai kỳ. Tuy nhiên, BS Võ cho biết hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được những ảnh hưởng của thuốc ngừa thai viên uống hàng ngày đối với sự phát triển của bào thai.
BS Võ giải thích: “Nếu đặt vòng, uống thuốc tránh thai mà vẫn có thai thì việc theo dõi thai sẽ được kiểm tra định kỳ để tầm soát dị tật thai ở các giai đoạn được quy định của quy trình khám thai”.

Nếu đặt vòng, uống thuốc tránh thai mà vẫn có thai thì việc theo dõi thai sẽ được kiểm tra định kỳ để tầm soát dị tật thai ở các giai đoạn được quy định của quy trình khám thai

Bác sĩ CKI Giang Châu Võ

Bên cạnh đó, BS Võ cho biết thêm việc dị tật thai có thể xảy ra với bất cứ ai, ngay cả một thai kỳ không sử dụng thuốc ngừa thai cũng sẽ có một nguy cơ dị tật thai.
Vì vậy điều quan trọng là phụ nữ mang thai nên đi khám thai đều đặn để tầm soát dị tật thai.
Phương pháp tránh thai an toàn cho chị em
BS Võ cho biết hiện nay có 5 phương pháp tránh thai dành cho chị em phụ nữ. Trong đó phương pháp thông dụng nhất là dùng dụng cụ tử cung (hay thường gọi là đặt vòng). Phương pháp này dành cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, muốn áp dụng một biện pháp tránh thai tạm thời, dài hạn, hiệu quả cao.
Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định với những trường hợp bị viêm vùng chậu cấp, viêm sinh dục trên, tiền sử viêm sinh dục trên, đang mắc hoặc có nguy cơ cao những bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiền sử thai ngoài tử cung, hiếm muộn, tiền sử chưa có đủ con.
Các trường hợp thiếu máu, xuất huyết âm đạo bất thường, rong kinh, rong huyết, thống kinh, bệnh lý ác tính đường sinh dục, có thai hoặc nghi ngờ có thai, khối u sinh dục hay nghi ngờ bệnh lý ác tính đường sinh dục, tử cungdị dạng, dị ứng với đồng, bệnh Wilson, bệnh tim mạch có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc Osler (van tim nhân tạo…), sa sinh dục độ II, III cũng chống chỉ định với phương pháp này.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được những ảnh hưởng của thuốc ngừa thai viên uống hàng ngày đối với sự phát triển của bào thai. Ảnh minh họa: Shutterstock
BS Võ đánh giá đây là phương pháp có hiệu quả cao, đơn giản và rẻ. Phương pháp này cũng khá an toàn vì có tác dụng trong nhiều năm, khi sử dụng phương pháp này chị em có thể yên tâm rằng sẽ không phải thực hiện biện pháp tránh thai nào nữa.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, phương pháp này yêu cầu phải có nhân viên y tế đặt và tháo vòng. Khi muốn có thai trở lại, chỉ cần tháo vòng và có thai lại dễ dàng. Phương pháp này cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, áp dụng tốt cho phụ nữ có chống chỉ định dùng thuốc viên.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ và dễ viêm nhiễm sinh dục sau đặt nếu không giữ vệ sinh. Những người phụ nữ có nhiều bạn tình hay chồng có nhiều bạn tình cũng không thích hợp với phương pháp đặt vòng này.
Ngoài ra, còn một số phương pháp khác như: sử dụng thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn âm đạo, mũ chụp cổ tử cung hoặc tránh ngày phóng noãn.
BS Võ cho biết mỗi biện pháp tránh thai thích hợp cho một đối tượng phụ nữ và có những thuận lợi không thuận lợi. Vì vậy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi muốn ngừa thai nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.