Cây xanh Sài Gòn trồng từ bao giờ – Kỳ 2: Giải mã hàng cổ thụ trăm tuổi

26/04/2016 09:41 GMT+7

Từ Thảo cầm viên, công viên Tao Đàn đến công viên 30/4 đâu đâu cũng phủ một màu xanh, bởi đó là nơi người Pháp luôn xem như những cánh rừng nhiệt đới nằm giữa trung tâm thành phố.

Rừng giữa phố
Theo tài liệu của PGS. TS Trần Hữu Quang viết trong cuốn “Hạ tầng đô thị buổi đầu” (của nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM) về công viên ở Sài Gòn, trước hết phải nói tới Jardin de la Villa (vườn của thành phố) mà người dân thường gọi là vường Ông Thượng hay vườn Bờ-Rô, sau này gọi là vườn Tao Đàn.
Trước kia, diện tích này thuộc về khu rừng bao quanh dinh Toàn quyền (Hội trường Thống Nhất ngày nay) – khu vườn mà người ta đồn đại là được “đẽo gọt giữa rừng già”. Khu vườn này có những cây cổ thụ già cỗi có lẽ còn giữ được khi quy hoạch khu vườn.
Năm 1869, toàn quyền Pháp đã cắt khu vực này để tặng cho thành phố làm công viên và cho làm con đường Miss Cawell (nay là đường Huyền Trân Công Chúa) để tách khu đất này ra khỏi khu vườn của dinh Toàn quyền. Sau đó vườn Ông Thượng được chỉnh trang lại khá đẹp và thơ mộng đến mức mà A. Delreil trong một chuyến đi thăm Nam Kỳ năm 1882 đã gọi đây là “khu rừng Boulogne của người Sài Gòn”.
Cây xanh trên đường Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch) - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái

Cây xanh trên đường Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch) - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái

Trong cuốn “Từ Bến Nghé tới Sài Gòn” của tác giả Trần Nhật Vy (nhà xuất bản Văn hoá – Văn nghệ) có viết, vào thập niên 80 của thế kỷ XIX, dân cư phát triển, nhận thấy các cây ăn trái trồng dọc theo đường phố ảnh hưởng đến giao thông (trái rụng xuống làm dơ đường, trẻ con leo cây hái trái...) nên Hội đồng Quản hạt Nam kỳ bàn tìm loại cây khác trồng ven đường.
Sau nhiều cuộc bàn bạc Hội đồng quyết định trồng cây sao trên các lề đường (Gia Định báo 1881 – 1882). Và có lẽ “rừng cây sao ở công viên 30/4" bắt đầu được trồng từ năm 1882.
Còn cây xanh ở Thảo cầm viên như đã nói ở kỳ 1, nó luôn là cái nôi của cây xanh thành phố khi xưa và hiện nay. Nhiều cây đã được lấy giống và trồng rộng rãi khắp con đường nội đô. Qua đó, khi nhìn lại nghị định được ký vào ngày 23.3.1864, đây là một khu đất hoang bạc màu rộng khoảng 12 ha ở phía đông bắc rạch Thị Nghè.
Trong vòng vài tháng, người ta đã làm xong công việc san phẳng đất đai và lập một khu vườn ươm những cây giống đang cần cấp bách để cung cấp cho thành phố trồng cây ven đường. Ngay sau đó, có rất nhiều người và nhiều nơi đem tặng các loại cây quý cũng như các loại thú.
Hiện tại, Thảo cầm viên Sài Gòn vẫn còn lưu giữ gần 1000 loài thực vật, trong đó có gần 2.800 cây thân gỗ và thân cột, thuộc hơn 300 loài, hơn 60 họ. Bên trong hiện vẫn còn nhiều cây có tuổi đời trên 200 năm, trong đó nhiều cây là “nhân chứng” lịch sử về sự tồn tại và phát triển của cây xanh Sài gòn như: cây mét, giáng hương, tung, sống rắn thơm, sọ khỉ...
Hàng cây sọ khỉ tại Thảo cầm viên - Ảnh: Độc LậpHàng cây sọ khỉ tại Thảo cầm viên - Ảnh: Độc Lập
Cây xanh tại Công viên 30.4 - Ảnh: Phạm HữuCây xanh tại công viên 30.4 - Ảnh: Phạm Hữu
Cây xanh ở Công viên Tao Đàn - Ảnh: Phạm HữuCây xanh ở công viên Tao Đàn - Ảnh: Phạm Hữu
Theo cán bộ ở đây, cây sọ khỉ (hay cây xà cừ) là lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam. Cây cao hơn 50 m, đường kính thân cây gần 4 m, với tuổi đời xấp xỉ 150 năm, bằng đúng tuổi Thảo cầm viên. Tuy nhiên, đây không phải là cây bản địa, mà được người Pháp du nhập từ châu Phi về trồng thử nghiệm.
Gần đó là cây tung (Tetrameles nudiflora) cũng có tuổi đời trên 200 năm, có bộ rễ đồ sộ, đường kính trên 3 m và chiều cao hơn 20 m. Đại mộc to, gốc có bạnh lớn hình cánh, suông, có vỏ trắng xám, nhánh to. Lá rụng vào mùa khô, mọc cách, chụm ở đầu cành, cuống lá dài 5-12 cm; phiến hình tim, đầu có đuôi nhọn, có lông ngắn ở gân mặt dưới; thẹo lá tròn; biệt chu.
Bên cạnh đó Thảo cầm viên có 1 cây mét mang mã số 693, có vị trí bên phải Bảo tàng lịch sử, có thể nói đây là cây cao tuổi nhất ở Thảo cầm viên Sài Gòn, tuổi thọ có thể đến 250 năm, đường kính gốc đến 2,45 m. Theo tài liệu thì cây này từ năm 1919 đường kính thân đã rất to và bắt đầu tái sinh chồi. Từ các nhánh cao có các rễ phụ đâm thẳng xuống đất rồi phù to ra thành thân trông như những cánh tay khẳng khiu, chính vì thế mà lúc nào cây cũng mang vẻ cổ kính.
Hàng cây trăm tuổi ở đường Tôn Đức Thắng
Thạc sĩ Huỳnh Văn Sinh – Giảng viên Học viện Cán bộ TP.HCM, người nghiên cứu về Sài Gòn xưa, cho biết đường Tôn Đức Thắng là một trong những con đường cổ xưa ở Sài Gòn. Con đường nằm trên P.Bến Nghé, từ đầu đường Khánh Hội kéo dài đến đường Lê Duẩn, dài 2361 m. Có lộ giới khá lớn là 25 – 34 m.
Đây là con đường có ghi dấu ấn đầu tiên, từ năm 1865 đó là đại lộ Đinh Tiên Hoàng – Tôn Đức Thắng (xưa là đường Boulevard de la Citadelle). Đến năm 1901 đổi tên thành đường Boulevard Luro. Năm 1955 đổi thành đường Cường Để. Năm 1980, nhập đường Bạch Đằng và đường Cường Để thành một và được đổi tên thành đường Tôn Đức Thắng.
So sánh vào thời điểm lịch sử đó cùng với sự phát triển cây xanh ở thành phố có thể đoán từ những tư liệu của nhiều nhà nghiên cứu địa danh Sài Gòn như: nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa, cụ Vương Hồng Sển hay nhà xã hội học Trần Hữu Quang có thể đoán được rằng sau khi rút kinh nghiệm từ việc trồng những cây me, bàng, xoài đã thất bại thì người Pháp triển khai việc quy hoạch và trồng những loại cây khác có tính bền vững hơn đó là cây xà cừ, hay còn gọi là cây sọ khỉ tại con đường này.
Cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng - Ảnh: Độc LậpCây xanh trên đường Tôn Đức Thắng - Ảnh: Độc Lập
Những hàng cây này được người Pháp trồng rất bài bản, có quy cũ, phân bổ hợp lý từ khu vực trung tâm dẫn ra chu xưởng Ba Son (nơi đóng tàu lớn nhất thời đấy) đến hết con đường Tôn Đức Thắng - Ảnh: Độc LậpNhững hàng cây này được người Pháp trồng rất bài bản, có quy cũ, phân bổ hợp lý từ khu vực trung tâm dẫn ra chu xưởng Ba Son (nơi đóng tàu lớn nhất thời đấy) đến hết con đường Tôn Đức Thắng - Ảnh: Độc Lập
Trên đường Tôn Đức Thắng những hàng cây xà cừ này đã được trồng từ trước năm 1873. Những hàng cây này được người Pháp trồng rất bài bản, có quy cũ, phân bổ hợp lý từ khu vực trung tâm dẫn ra chu xưởng Ba Son (nơi đóng tàu lớn nhất thời đấy) đến hết con đường Tôn Đức Thắng.
Nguyên nhân của việc trồng cây trên đường này cũng không ngoài việc tạo bóng mát, điều tiết khí hậu trong một đô thị mới. Nhưng hiện nay không có tài liệu nào nói về việc gắn liền hay có mối liên kết lịch sử nào kể lại của những hàng cây trên. Duy nhất trên đường chỉ có chu xưởng đóng tàu của Pháp và có rất nhiều trung tâm tôn giáo gồm chủng viện Thánh Giuse, các nhà nguyện Thánh Phaolo và việc đi kèm những hàng cây xanh cũng là điều tất yếu ở thành phố lúc bấy giờ.
Trong khoảng thời gian chuyển giao từ Pháp – Mỹ hàng cây ở đây cũng không có biến động gì. Chúng vẫn trường tồn theo thời gian đến ngày hôm nay. Tính đến thời điểm hiện tại các hàng cây cũng đã đạt gần 100 năm. Tuy nhiên, không có tài liệu nào hay những nhân chứng lịch sử nói về việc trồng chăm sóc cây từ buổi ban đầu tại đây.
Cũng theo Công ty Công viên Cây xanh TP.HCM, cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng là loài cây Sọ khỉ (Khaya senegalensis) thuộc họ Xoan (Meliaceae). Cây có nguồn gốc từ châu Phi; cây gỗ lớn, ưa sáng, mọc nhanh, hạt nảy mầm khỏe, cây tái sinh chồi mạnh, không gian phát triển bộ rễ của cây rất lớn. Gỗ có lõi màu đỏ nhạt, dác màu nâu đỏ nhạt, gỗ rắn, thớ xoắn, dễ nứt nẻ, cong vênh. Hiện tại nơi đây có 100 cây xanh các loại, gồm 6 cây lim sét, 93 cây sọ khỉ, 1 cây me chua.
Hàng cây Sọ khỉ trên đường Tôn Đức Thắng được trồng từ rất lâu, các cây được đánh số và lưu trữ hồ sơ từ năm 2000.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.