Cận cảnh những 'chốt cứng' phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội

Trần Cường
Trần Cường
05/09/2021 19:32 GMT+7

Nhằm hạn chế việc đi lại và siết chặt người ra vào "vùng đỏ", ngoài triển khai 39 "chốt mềm”, lực lượng chức năng đã cho thiết lập 30 "chốt cứng” trên nhiều cung đường lớn giáp ranh giữa "vùng đỏ”, "vùng vàng” tại Hà Nội.

Để nâng cao hiệu quả chống dịch, chuẩn bị thực hiện Chỉ thị 20 của TP.Hà Nội, ngoài việc triển khai 31 "chốt mềm”, Sở Xây dựng Hà Nội đã phối hợp Công an Hà Nội và các sở, ngành liên quan lắp đặt 30 chốt “cứng” trên các trục đường lớn, nhằm hạn chế người, phương tiện từ vùng 2, vùng 3 di chuyển vào vùng 1 và ngược lại.

TP.Hà Nội vừa lặp đặt 30 "chốt cứng" tại các khu vực giáp ranh giữa "vùng đỏ" và "vùng vàng"

Trần Cường

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, 30 chốt được lắp đặt tại khắp Hà Nội, gồm các cầu: Liên Mạc 2; Phố Viên; Noi; Khu Công nghiệp Bộ Công an; Đông La; Bích Hòa 2; trạm bơm Khe Tang; Mỹ Hưng; Đen; Dương Hiền; Hoàng Xá 2; Khánh Vân; làng Phúc Am; Duyên Thái; Đại học Vân Canh; cạnh cầu sông Đáy; cạnh hồ câu sông Đáy; Lại Dụ; Mai Lĩnh (cũ); Đồng Hoàng; xóm sông Cầu (cầu sắt); Hoàng Xá 1, Đỗ Hà; Văn Xá; cạnh Công ty Coca-Cola; cầu Kẹ qua kênh Hồng Vân; đê Hồng Vân và 2 vị trí trên đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; lối lên cao tốc từ đường kênh Hồng Vân.

Chốt tại cầu Duyên Thường (xã Duyên Thái, H.Thường Tín, Hà Nội)

Trần Cường

Theo ghi nhận của Thanh Niên, chiều 5.9, một số chốt vẫn đang được triển khai để kịp hoàn thiện trước sáng 6.9, khi Hà Nội bước vào giãn cách theo Chỉ thị 20.
Do chốt được hàn cứng, chắn toàn bộ mặt đường nên tại các chốt này, lực lượng chức năng cho lắp đặt hệ thống đèn cảnh báo khi trời tối.

Chốt chặn tại đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (H.Thanh Trì, Hà Nội)

Trần Cường

Ông Chu Văn Hoàn, cán bộ trực chốt cầu Noi (P.Cổ Nhuế 2, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cho biết thường ngày, lượng phương tiện di chuyển qua cầu Noi rất đông nên khi hàn chắn toàn bộ phần đường, chốt này sẽ cử người trực để hướng dẫn người dân đi đường khác.
Sau khi lập chốt sẽ chấm dứt tình trạng người dân qua lại khi 2 bên cầu là 2 vùng "đỏ", "vàng" khác nhau. Ông Hoàn đi trực cũng phải vòng xa hơn, nhưng để đảm bảo việc giãn cách phân vùng, lập chốt cứng là tất yếu, phải tuân thủ.

Ngoài 30 chốt mới được thiết lập, trước đó, các địa phương đã dựng hàng ngàn chốt để hạn chế người dân đi lại

Trần Cường

Người Hà Nội đi từ vùng đỏ sang vùng cam và xanh ra sao trong dịch Covid-19?

Ngoài 30 "chốt cứng" mới thiết lập, tại các xã, phường khắp Hà Nội, lực lượng chức năng cũng cho thiết lập nhiều "chốt cứng”, chỉ để lại một vài lối ra chính để giảm nhân lực trực chốt cũng như hạn chế người ra, vào địa bàn.
Ngoài những chốt bịt kín bằng gạch, ô tô, hàn sắt, đóng gỗ… nhiều địa phương đã dùng bạt, ni lông che kín để chặn người ra, vào.

Những chốt "cứng" hạn chế người dân qua lại giữa 2 quận Hoàng Mai và H.Thanh Trì

Trần Cường

Đường Thanh Liệt (xã Thanh Liệt, H.Thanh Trì) bị chặn cứng theo cả 2 chiều

Trần Cường

Ngoài các vùng giáp ranh, nhiều địa phương cũng dựng chốt chặn 2 lớp để hạn chế người dân trong khu vực đi lại

Trần Cường

2 bức tường được dựng bằng gỗ, chắn toàn bộ ngõ 59 Thanh Liệt (xã Thanh Liệt, H.Thanh Trì)

Trần Cường

Bức tường gỗ cao hơn 2 m chặn một lối ra đường Kim Giang (H.Thanh Trì)

Trần Cường

Những cổng làng cổ chưa bao giờ đóng, nay bị bịt kín mít

Trần Cường

Lối vào khu dân cư số 15 (P.Đại Kim, Q.Hoàng Mai) bị bịt kín

Trần Cường

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.