Cảm động tình yêu ông cụt chân bán vé số chăm người vợ mù

22/08/2016 09:09 GMT+7

Câu chuyện tình của ông cụ cụt chân Nguyễn Văn Năng (68 tuổi) phải đi bán vé số và chăm sóc người vợ mù Phạm Thị Lan (67 tuổi) khiến nhiều người không khỏi cảm phục và mơ ước...

Cứ 6 giờ sáng, ông Năng lắp đôi chân giả, đạp xe ra đại lý gần nhà lấy 50 tờ vé số đi dọc khu công nghiệp Sóng Thần bán, rồi về nấu ăn cho kịp giờ ăn trưa của vợ.
Người đẹp lấy anh cụt giò
Mùa hè 'đỏ lửa” năm 1972, trong trận Bình Long, chàng thanh niên 23 tuổi Nguyễn Văn Năng (quê ở Tiền Giang) bị dính mìn và mất đi đôi chân. Sau khi được chuyển về Biên Hòa (Đồng Nai) chữa trị, anh này ở luôn lại đây "ngồi xe lăn đi bán báo”.

tin liên quan

Câu chuyện tình... lùn
Họ, đều là những người mắc hội chứng lùn với chiều cao chưa đến 92 cm, đang tràn đầy hy vọng được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness thế giới là cặp đôi thấp nhất thế giới. 
Ông Năng bị Ngụy quyền bắt “quân dịch”, rồi không lâu sau, trong trận Bình Long năm 1972, ông dính phải mìn mất luôn đôi chân
Khoảng 1 năm sau, ông gặp và lấy bà Lan. Khi đó, bà Lan là một thiếu nữ xinh đẹp có tiếng “kén chọn”, nên lúc bà đồng ý lấy anh chàng vừa nghèo vừa cụt chân thì không một ai đồng ý, đặc biệt gia đình bà.
“Bố mẹ, chị em đều phản đối, nói ‘mày yếu đuối như vậy, nó cụt giò thì lấy nhau làm sao mà sống?’ Tui nói với bố mẹ cứ cho con lấy ảnh đi, sướng con hưởng, khổ con chịu. Thấy tui nói thế nên bà mẹ tui không cản nữa.
Nhiều người không biết tưởng tui lấy ổng vì ông có của, nhưng ổng chẳng có gì hết ngoài chiếc xe lăn thôi. Tui chỉ nghĩ mình cần sự hạnh phúc lâu bền. Ổng què cụt nhưng hai người biết yêu thương nhau thì sống đời với nhau sẽ hạnh phúc hơn. Què nhưng không ăn bám vào ai. Què nhưng biết làm ăn”, bà Lan nói.
Câu nói “sướng con hưởng, khổ con chịu” có lẽ bà Lan sẽ không thể quên được, vì từ đây, bà như bước sang một cuộc đời đầy sóng gió và bi kịch.
Cuộc đời hai vợ chồng ông Năng, bà Lan đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, khổ cực
Từ ngày lấy ông, một tay bà Lan phải lo liệu tất cả. Từ việc sinh hoạt hằng ngày của hai vợ chồng, đẩy ông đi bán báo khắp thành phố Biên Hòa đến lao động nặng ở Tây Ninh - nơi hai vợ chồng đi làm kinh tế mới năm 1975.
Cũng vì “sức yếu tay mềm” không thể làm công việc tập thể, cộng với việc trồng trọt không mấy hiệu quả, mất mùa liên tục nên hai năm sau, hai vợ chồng quyết định về Sài Gòn. Ngày ngày, hai vợ chồng lại đẩy nhau nhặt ve chai, bán vé số, cà rem…
Cuộc đời tưởng chừng về sau an yên hơn. Nào ngờ, tai họa lại ập đến khi hai vợ chồng đã đi gần hết đời người.
Ba năm… ông chăm sóc bà
Chúng tôi ghé thăm nhà ông Năng, bà Lan (số 10/2 đường số 19, khu phố 1, phường Linh Đông, quận Thủ Đức) vào buổi chiều tà. Thấy có tiếng động, bà quay sang hỏi ông có phải nhà mình lại có khách không. Ông ghé sát tai bà nói “ừ” rất to, vì tai bà cũng không còn nghe rõ nữa.
Đến cuối đời, hai vợ chồng còn phải hứng chịu nỗi đau khi đôi mắt của bà Lan không còn nhìn thấy được nữa
Dù nghèo nhưng đi đâu vợ chồng ông Năng, bà Lan cũng được hàng xóm quý mến. Căn nhà hiện tại mà ông bà đang ở cũng được xây nên từ lòng tốt của chòm xóm. Đất thì được Nhà nước cho, còn xây cất thì được Cha xứ làm giúp.
Bà nhắc đi nhắc lại với chúng tôi rằng, sang 12.9 này là tròn ba năm bà không thể nhìn thấy ánh sáng. “Lúc mới bị mù, tui rầu lắm, ngày nào cũng khóc. Vì chưa quen sống trong bóng tối nên tui bị vấp té thường xuyên. Miệng thì nay sưng chỗ này, mai sưng chỗ kia”, bà vừa nắm tay tôi kể.
Mất đi đôi mắt, sức khỏe của bà Lan đã yếu đi rất nhanh. Lần đi viện gần đây nhất là khoảng hơn 1 năm trước, lúc đó bác sỹ chẩn đoán bà bị xơ vữa động mạch. Nhưng sau lần đó, bà không quay lại bệnh viện nữa.
Khi chúng tôi hỏi bà vì sao không đi bệnh viện, bà lặng đi không nói. Còn ông thì bảo, từ ngày mất đi đôi mắt, bà bị ám ảnh về bệnh viện.
“Vài năm trở lại đây, bà không thể đi lại được nữa. Có nhiều lần mệt quá nhưng bà nhất quyết không đi bệnh viện. Cách đây ba năm, đi bệnh viên mổ mắt, kết quả không thể nhìn và nghe rõ nữa. Gần đây nhất, bà cũng bị xơ vữa động mạch, nhưng chỉ lên khám rồi bà đòi về, chứ không muốn ở lại”, ông Năng nói.
Bây giờ, bà chỉ biết dò dẫm trong bóng tối
Nhắc đến chuyện con cái, cả ông và bà đều lặng đi, vẻ mặt thoáng lên chút buồn tủi. Bà Lan lặng lẽ: “Hồi đó không nghĩ đến chuyện con cái đâu. Chỉ nghĩ làm sao kiếm đủ ăn là đủ rồi. Nhưng có một lần họ hàng chọc sao lấy nhau 3, 4 năm rồi mà không có con, rồi chỉ bà chỗ bốc thuốc uống nhưng vẫn không được. Sau này tui đi khám mới biết mình bị u nang buồng trứng không thể có con”.
Không ít lần ông Năng thèm trong nhà có tiếng khóc, tiếng cười của con trẻ
Hàng ngày, dù mưa hay nắng, ông vẫn đi lấy đúng 50 tờ vé số rồi đạp xe đạp đi bán, tính ra mỗi ngày kiếm được 60.000 đồng. Số tiền này chỉ đủ cho hai vợ chồng già trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Còn tiền thuốc thang, khám hoặc điều trị cho cả hai vợ chồng đều không có.
Lâu lâu, cô cháu dâu cũng bế đứa con nhỏ sang nhà ông bà chơi
Bán xong, ông Năng lại đạp xe về, ghé qua chợ, mua vài lạng thịt, mấy con tôm về tẩm bổ cho bà. Lâu lâu, có cô cháu dâu (bên bà Lan) gần nhà bế đứa con sang chơi cho căn nhà có tiếng trẻ con.
Cuộc sống của hai vợ chồng già cứ thế bì bõm trong quảng đường còn lại của tuổi già. Ấy thế, mà hai trái tim ấy không rời nhau dẫu có bao gian khổ của hơn 50 năm qua. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.