Cách bày trí để tăng Cát giảm Hung cho khu vực vệ sinh

02/12/2017 20:32 GMT+7

Có hai luồng ý kiến về bố trí khu vực vệ sinh: Người yêu cầu kín đáo, trang trí đủ dùng vì là phần phụ, nên đặt ở khu vực hung trong nhà; nhóm khác cho rằng cần bố trí ở khu vực tốt, thêm thiên nhiên, cây cỏ...

Không mâu thuẫn khi chung lợi ích
Theo Dịch lý Đông phương, khi một vùng trong cơ thể bị chèn ép, thiếu hụt năng lượng sẽ gây mệt mỏi, bệnh tật. Việc chọn vị trí phòng tắm cũng vậy, cần loại bỏ khí xấu, nạp khí tốt.

tin liên quan

Phong thủy cho gia đình thuận hòa
Cùng với sức khỏe, tài lộc và hưng vượng công danh, ai cũng muốn nhà mình được sắp xếp phong thủy sao cho thuận hòa, trong ấm ngoài êm. 
Khu vực vệ sinh là chỗ dùng nước nhiều, tẩy rửa xú uế nên thuộc vùng Hung theo mệnh trạch gia chủ, để nhường vùng Cát cho chức năng tiếp khách, ăn, ngủ. Khi bố trí, phải tăng Cát giảm Hung, bớt các nhược điểm của Thủy như ẩm thấp, tối tăm, bằng cách dùng vật liệu đúng và bài trí tiện nghi. Điều này tương tự với một cơ thể sống: không có vùng nào bị xem nhẹ, phân chia hợp chức năng và vị trí, sao cho bàn ăn không thể cạnh bàn cầu, bởi nơi tiếp nạp năng lượng không thể sát nơi tống khứ chất thải.
Tăng Cát giảm Hung cho khu vực vệ sinh 1
Giải pháp phòng tắm mở với chất liệu thô mộc giúp kết nối âm - dương, hài hòa ngũ hành Ảnh: Song Nguyên
Nếu trong nhà phố hẹp có giếng trời hoặc sân sau, phòng vệ sinh nên đặt kề cận khoảng thông thoáng hiếm hoi này để tăng Dương, giảm Âm đồng thời giúp thoát nhanh hơi ẩm tù đọng - vốn là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Một số loại cây như dương xỉ, trầu bà, sống đời, trường xuân… có chức năng khử mùi, lọc uế khí khá hữu hiệu nếu khéo dùng.
Kiểu phòng tắm theo phong cách nhiệt đới (tropycal style) khá nuông chiều các giác quan nhờ chất liệu thô mộc, thân thiện. Các yếu Thổ (đá nhám, gạch thô) và Hỏa (màu tươi, đèn - ánh sáng ấm) giúp tương khắc hành Thủy, tăng tính thư giãn rất tốt.
Không rộng rãi vẫn cần thoải mái
Để tránh trơn trượt, ngột ngạt cũng như các mùi khó chịu lan tỏa, cần xếp đặt rõ ràng và hợp lý các khu vực khô và ướt, tách bạch bàn cầu với chỗ tắm. Ví dụ như dùng sàn gạch nhám ở khu vực ướt, dùng vách kính và tạo khác biệt về cao độ ngăn ô tắm, dùng màu gạch để phân biệt mà không chia cắt không gian. Chọn gam màu thống nhất với vật dụng, gạch ốp lát sàn và tường sẽ tạo sự nhất quán, thoáng đãng.
Các tấm gương soi nên dùng đúng chỗ, ngoài lavabo có thể đặt gần cửa ra vào, nơi thay đồ hoặc góc chật hẹp mà gia chủ muốn nới rộng không gian. Về thị giác, tránh những bố trí mảng miếng gây ảo giác và rối mắt. Về thính giác, những bản nhạc êm dịu, sự yên tĩnh cách biệt với các không gian ồn ào khác giúp xả stress và xoa dịu tinh thần tốt. Về khứu giác, ngoài thông hơi thoát mùi tốt, nên bổ sung tinh dầu, mùi thiên nhiên cỏ cây trong phòng tắm để tốt hơn cho sức khỏe. Còn xúc giác thì cần được “nuông chiều” bởi thụ cảm trực tiếp khi đi lại, chạm vào những bề mặt không trơn trượt và êm ái, hạn chế góc cạnh sắc nhọn và tăng tính thân thiện như dùng tủ để đồ bằng mây tre, sàn đá tự nhiên thô nhám... Tất cả cần hòa quyện sao cho đảm bảo tiện nghi và sạch gọn, biến phòng tắm thành nơi thư giãn lý tưởng, tăng sinh khí, sức khỏe cho gia chủ.

tin liên quan

Sửa nhà coi chừng phong thủy tránh xáo trộn sinh khí
Việc sửa sang nhà cửa cuối năm không chỉ làm vệ sinh, trang hoàng cho nhà sạch đẹp đón năm mới mà còn giúp cải thiện đáng kể Trường Khí của chốn ở sau một năm biến động và tích tụ các tác nhân gây hại. Tuy vậy, cần tuân thủ phong thủy để tránh xáo trộn sinh khí tốt của ngôi nhà.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.