Bộ sưu tập ốc biển đồ sộ hàng vạn con

21/10/2015 07:00 GMT+7

(TNO) Lạ lẫm, kinh ngạc và phấn khích - Đó là tâm trạng của nhiều người khi được tận mắt mục kích bộ sưu tập ốc biển lên đến cả hàng vạn con của ông Phan Thanh Toại (41 tuổi), một huấn luyện viên bơi lặn tại TP.Đà Nẵng.

(TNO) Lạ lẫm, kinh ngạc và phấn khích - Đó là tâm trạng của nhiều người khi được tận mắt mục kích bộ sưu tập ốc biển lên đến cả hàng vạn con của ông Phan Thanh Toại (41 tuổi), một huấn luyện viên bơi lặn tại TP.Đà Nẵng.

 
Ông Toại hào hứng “khoe” rất nhiều loài ốc quý hiếm, có tên trong sách Đỏ mà ông sở hữu được, như: ốc mực giấy, ốc anh vũ (trong đó có 2 con ốc anh vũ hóa thạch), ốc nho vân trắng, ốc sao gai, ốc tháp
Sau hơn 10 năm quyết tâm tìm kiếm, nếu nói không ngoa, thì bộ sưu tập (BST) ốc này hiện là “gia tài” của ông Phan Thanh Toại, HLV Trưởng bộ môn bơi lặn (Trung tâm Huấn luyện & Đào tạo vận động viên TP.Đà Nẵng) với gần 1.000 loài cùng hàng vạn con ốc… Trong đó, có loài chiếm đến gần 50 con với nhiều kích cỡ, sắc thái khác nhau.
Mặc dù sinh ra và lớn lên ở vùng biển miền Trung, nhưng phải đến khi sưu tập và tìm hiểu, ông mới thật sự ngỡ ngàng với số lượng, chủng loại ốc biển phong phú, đa dạng của biển đảo "Việt Nam mình".
Sưu tập ốc bằng lòng tự tôn dân tộc
Trong một chuyến công tác tại Trung Quốc, ông Toại được một người đồng nghiệp bản xứ giới thiệu cuốn sách nhan đề “Ốc Trung Quốc”. Sau khi xem qua, ông thấy phần nhiều trong số đó vẫn đang hiện diện ở các vùng biển Việt Nam. 
Nổi máu tự ái, ông nghĩ rằng mình quyết phải tự tay sưu tầm bằng được những con ốc từ chính biển đảo quê hương mình.
Và thế là, từ đầu năm 2005, ông Toại bắt đầu nhặt và mua ốc ở khắp các bãi biển miền Trung, từ Đà Nẵng vào đến Nha Trang và ra đến tận Hải Phòng, Quảng Ninh…

Ông say sưa dịch từng trang trong cuốn "Ốc Việt Nam" nhưng lại là bản tiếng Anh của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch (Nha Trang), một cuốn “từ điển” về hơn 2.500 loại ốc biển khác nhau hiện diện ở khắp các vùng biển Việt Nam
Riêng với con ốc sứ cam, một thể loại đặc biệt quý hiếm của ốc sứ, ông Toại tìm hiểu và thấy trên mạng rao bán với giá 300 USD, thì ông lại có duyên mua được của một quen ở Quảng Ngãi với giá chỉ… 80.000 đồng. “Con ốc sứ cam này ở Việt Nam không có con thứ hai đâu, dân chơi ốc trên mạng lùng mua ráo riết mà vẫn không có”, ông Toại thích thú chia sẻ
Ngoài những loài ốc quý hiếm, ông Toại còn có thú sưu tập những loài ốc đột biến. (Trong ảnh) Ông khoe 1 con ốc gai, trong đó có 1 gai đột biến thành 4 nhánh gai nhỏ...
... Hay một chú ốc nhảy đột biến với sống lưng có khấc nhô cao hơn những chú ốc cùng loài
 
Một chú ốc mỏ vịt được anh bạn ở Viện Hải dương học Nha Trang gửi tặng với chiều dài gần 20 cm, một kích cỡ khó thấy đối với loài này
 
Học viên, đồng nghiệp biết ông Toại mê ốc nên hễ thấy có loài ốc nào lạ lạ thì tức thời gửi về tặng.
Tuy nhiên, những loài ốc ông Toại đã cố công nghiên cứu, tìm hiểu thì ông phải “tự thân vận động” sở hữu cho được, còn ốc được tặng thường chỉ góp phần làm gia tăng về số lượng, do các mẫu vật này hay bị trùng lặp về loài trong bộ sưu tập mà ông có. 
Từ khi đam mê sưu tầm ốc, ông Toại bắt đầu nghiên cứu sâu và nhiều về các loài ốc biển Việt Nam, tìm đến những nhà nghiên cứu thâm niên của Viện Hải dương học Nha Trang để được tư vấn, góp ý về chủng loại cũng như vùng biển mà chúng sinh sống…
Ngoài ra, trong bộ sưu tập ốc của ông cũng hiện diện nhiều loài ốc “ngoại cỡ” so với kích thước thông thường.
Rưng rưng với những chú ốc Hoàng Sa, Trường Sa
“Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia nước ngoài thì những loài ốc đẹp, quý hiếm với kích cỡ lớn đều thuộc vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Và ngay trong cuốn Ốc Việt Nam, tiến sĩ Thạch cũng giới thiệu rất nhiều loài ốc sống ở hai vùng biển này”, ông Toại tự hào cho biết.
Trong bộ sưu tập hàng vạn con ốc biển của ông Toại, vẫn có những khu vực dành riêng cho những loài ốc chuyên sống ở vùng biển thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Gọi theo cách gọi của ngư dân thì đây là những loài ốc sò gai
Trai tai tượng, ốc tù và, ốc kim khôi
Dựa trên tên khoa học, xuất xứ vùng biển, độ sâu, kích cỡ thông dụng… mà ông Toại dịch được từ cuốn “từ điển” ốc Việt, ông phân bổ chúng thành những khu vực khác nhau để dễ theo dõi. Cũng nhờ cuốn “từ điển” ốc Việt này mà ông Toại biết mình mới chỉ sở hữu được chừng hơn 1/3 chủng loại ốc của biển đảo quê hương.  
Số chưa có được, ông vẫn quyết tâm tìm kiếm.
“Tuy nhiên, cũng có những loài ốc tôi có, nhưng lại không có mặt trong danh sách ốc Việt”, ông chia sẻ, đầy tự hào.
Cùng với bộ sưu tập ốc độc đáo, ông Toại còn có hẳn một bộ hóa thạch cua đá đến hơn 40 con với nhiều kích cỡ, kiểu dáng khác nhau. Theo ông, hiện Viện bảo tàng Hạ Long cũng có trưng bày cua hóa thạch nhưng chỉ có 4 con.
Số hóa thạch cua đá này, ông Toại tìm được trong những chuyến lang thang kéo giã cào cùng ngư dân ở biển Đà Nẵng, ra đến tận đảo Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam).
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.