Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ

04/03/2017 20:02 GMT+7

Tsaatan (hay còn gọi là Dukha) là bộ lạc chăn nuôi tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ.

Từ hàng ngàn năm qua họ đã sống sâu trong những khu rừng Taiga (giáp biên giới Nga) xa xôi và tách biệt với khí hậu khắc nghiệt. Qua hàng ngàn năm, những người Tsaatan vẫn theo lối sống du mục cổ đại trong những túp lều cổ xưa được gọi là “teepee”.

tin liên quan

Khám phá làng hồ ly có một không hai trên thế giới
Trong những ngày lang thang ở xứ phù tang, tôi được những người bạn Nhật Bản giới thiệu đến thăm làng cáo Zao Kitsune Mura, nơi mà chúng tôi thường gọi đùa là “làng hồ ly” duy nhất trên thế giới.
Người Tsaatan còn được gọi với cái tên trìu mến là “Người tuần lộc” bởi mọi sinh hoạt của họ gắn liền với tuần lộc. "Nếu không có tuần lộc, chúng tôi sẽ không tồn tại đến tận bây giờ”, bà Baigali, 46 tuổi) chia sẻ.
Qua hàng ngàn năm, người Tsaatan gần như phụ thuộc tất cả vào tuần lộc cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Sữa tuần lộc cho họ thực phẩm hằng ngày; thi thoảng họ mới ăn thịt tuần lộc nhưng “rất hiếm khi bởi chúng tôi cần nuôi giữ chúng để lấy sữa và để giữ cho thành đàn”, bà Baigali cho biết. Sừng tuần lộc được làm thành những món quà lưu niệm nhỏ bán cho du khách.
Tuần lộc còn giúp họ thồ hàng và di chuyển trên địa hình gồ ghề, ngập bùn nước của rừng Taiga. Ngoài ra họ cũng tạo thêm nguồn thu từ việc cho khách du lịch thuê cưỡi tuần lộc đi tham quan hoặc di chuyển đường dài. Bên cạnh đó, tuần lộc còn đóng vai trò trung tâm trong các nghi lễ truyền thống, tâm linh, kinh tế - xã hội và văn hóa của cộng đồng người Tsaatan.
Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ 1
Từ thời thơ ấu, những đứa trẻ Tsaatan đã có sự gắn kết chặt chẽ với tuần lộc
Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ 2
Một chàng trai người Tsaatan đang tập trung tuần lộc về chuồng trước khi trời tối
Là một bộ lạc du mục, cứ khoảng 5 - 10 tuần họ sẽ di chuyển từ vùng này qua vùng khác để tìm nguồn thức ăn mới cho tuần lộc. Vào mùa hè khi khí hậu ấm áp hơn, các gia đình trong bộ lạc tập trung sống gần nhau.
Vào mùa đông khi nguồn thức ăn không còn phong phú, mỗi gia đình sẽ di cư theo tuần lộc và sống cách xa nhau 3 - 4 ngọn núi. “Hiện nay bộ lạc của chúng tôi chỉ còn khoảng 40 gia đình sống ở phía tây Taiga và gần 30 gia đình sống ở phía đông Taiga”, ông Duujii, 53 tuổi cho biết.
Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ 3
Ông Duujii làm công việc thường ngày là lấy củi và chặt củi
Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ 4
Thực phẩm được làm ra từ sữa của tuần lộc
Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ 5
Nữ du khách VN (tác giả) đùa giỡn với tuần lộc trước cửa lều teepee
Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ 6
Ông Duujii (53 tuổi) đang làm vòng cổ lưu niệm cho du khách từ sừng của tuần lộc
Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ 7
Một gia đình Tsaatan dỡ lều chuẩn bị di cư đến ngọn núi khác để tìm nguồn thức ăn cho đàn tuần lộc
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.