Biến dân số đông thành ưu thế cạnh tranh

06/09/2014 02:00 GMT+7

VN là quốc gia có dân số đông thứ 13 trên thế giới. Nếu có tầm nhìn thì dân số đông không phải là gánh nặng cho xã hội, mà phải biến nó thành ưu thế cạnh tranh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi VN có một nền giáo dục tốt và tất nhiên, một thể chế tốt cho việc phát triển các cấp bậc giáo dục.

VN là quốc gia có dân số đông thứ 13 trên thế giới. Nếu có tầm nhìn thì dân số đông không phải là gánh nặng cho xã hội, mà phải biến nó thành ưu thế cạnh tranh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi VN có một nền giáo dục tốt và tất nhiên, một thể chế tốt cho việc phát triển các cấp bậc giáo dục.

Nhà nước dù rất muốn cũng không đủ tiền để chi cho giáo dục miễn phí ở các cấp. Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ VN và Myanmar có tỷ lệ giáo dục ngoài công lập của bậc THPT và đại học thấp nhất, trong khi đó, tỷ lệ ngoài công lập của hệ nhà trẻ, mẫu giáo lại lớn nhất.

Ngân sách tài chính nên tập trung cho bậc THCS để phổ cập miễn phí với chất lượng tốt, đồng thời phát triển các nhà trẻ mẫu giáo công có chất lượng để con cái các cán bộ nhân viên được chăm sóc tốt và họ yên tâm làm việc, tích lũy nguồn thu nhập mà lo cho các con sau này. Không thể nào tiền nuôi một đứa trẻ 2 tuổi, gửi nhà trẻ tư trong một tháng lại gần bằng tiền nuôi một học sinh, sinh viên trong một năm. Nếu nhà nước đầu tư cho các nhà trẻ, mẫu giáo chu đáo sẽ quản lý được tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em VN, làm nền tảng cho thể lực thanh niên sau này.

Với nguồn kinh phí về giáo dục hằng năm, nhà nước nên đầu tư vào nhà trẻ mẫu giáo, tiểu học và THCS cực tốt như: xây cơ sở vật chất hiện đại, trả lương cho giáo viên đúng mức, quản lý trong sạch, thì chắc chắn các phụ huynh sẽ an tâm về nền giáo dục nước nhà.

VN vẫn còn là một nước đang phát triển nếu muốn đẩy số lượng dân số có trình độ sau THCS, đề nghị có chính sách nâng đỡ các trường THPT tư cũng như các trường trung cấp nghề của tư nhân, để khuyến khích cũng như kiểm định trung thực nâng chất lượng các trường này, giúp trình độ kiến thức nghề của thanh niên nâng cao.

Xem xét tư nhân hóa cấp THPT và đại học. Phát triển trường trung cấp nghề và cao đẳng cộng đồng công lập ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện các vùng nông thôn. Cuối cùng quản lý chặt chẽ cấp bậc sau đại học để đào tạo chuyên viên có tầm cỡ quốc tế.

Nguyễn Hồng Cúc
(TP.HCM)

>> Tôi có ý kiến: Đừng để người dân sợ nộp thuế !
>> Tổng điều tra dân số và nhà ở từ 1.4
>> Quốc phòng lao đao vì dân số già
>> Gần 20% dân số VN nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B
>> Nửa dân số Thụy Điển bị thừa cân
>> Giữ trẻ miễn phí để… tăng dân số

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.