Bệnh viện trao nhầm con: Có thể bị tù chung thân nếu... cố ý

10/03/2016 08:46 GMT+7

Các luật sư đều cho rằng ở thời điểm 1974 khi nhà hộ sinh quận Ba Đình, Hà Nội trao nhầm con cho bà Hạnh chưa có luật quy định rõ về trách nhiệm cũng như cách xử lý hành vi này. Nhưng hiện nay, người cố ý trao nhầm có thể bị phạt tù đến... chung thân

Các luật sư đều cho rằng ở thời điểm 1974 khi nhà hộ sinh quận Ba Đình, Hà Nội trao nhầm con cho bà Hạnh chưa có luật quy định rõ về trách nhiệm cũng như cách xử lý hành vi này. Nhưng hiện nay, người cố ý trao nhầm có thể bị phạt tù đến... chung thân

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh khóc khi kể lại giây phút nhận kết quả ADN - Ảnh: Lê NamBà Nguyễn Thị Mai Hạnh khóc khi kể lại giây phút nhận kết quả ADN - Ảnh: Lê Nam
Mới đây, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (64 tuổi, ngụ Hà Nội) cho biết cách đây 42 năm, bà Hạnh chuyển dạ và sinh con tại nhà hộ sinh quận Ba Đình. Sau khi sinh vì thiếu sữa nên nửa ngày sau bà mới được bế con. 
Tuy nhiên, nữ y tá tại đây đã trao cho bà đứa trẻ số 32 (trong khi bà Hạnh mang số 33). Biết y tá đã trao nhầm con, bà Hạnh nói ngay nhưng được y tá giải thích là lúc tắm số 33 bị mờ nên nhìn thành 32.
VIDEO: Người mẹ và cô con gái bị y tá trao nhầm suốt 42 năm - Thực hiện: Lê Nam - Thúy Hằng
Linh cảm người mẹ mách bảo, bà Hạnh nhờ các y bác sĩ của nhà hộ sinh quận Ba Đình tìm lại đứa trẻ số 33, nhưng không ai tìm được. Bà Hạnh bế con về và sống trong sự gièm pha của nhiều người hàng xóm.
Chị Tạ Thị Thu Trang, cô bé mang số 32 của nhà hộ sinh quận Ba Đình thì đau đáu về cha mẹ đẻ của mình - Ảnh: Lê NamChị Tạ Thị Thu Trang, cô bé mang số 32 của nhà hộ sinh quận Ba Đình thì đau đáu
về cha mẹ đẻ của mình - Ảnh: Lê Nam
Trước câu chuyện trên, Thanh Niên đã trao đổi với luật sư (LS) về khía cạnh pháp lý để tìm ra trách nhiệm pháp lý của nữ y tá và nhà hộ sinh trong trường hợp này và một số trường hợp tương tự.
Bài học lớn cho các nhà hộ sinh, bệnh viện
Nếu các gia đình, cha me nghi ngờ y tá trao nhầm con cho mình nên yêu cầu cơ sở y tế giám định AND ngay để giải quyết kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nếu phát hiện ra bệnh viện, cơ sở y tế trao nhầm trẻ sơ sinh mà gây thiệt hại cho mình hoặc cho người khác, thì người bị trao nhầm con có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan công an để yêu cầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại các Điều 618, 619, 622 Bộ luật dân sự.
LS Nguyễn Thạch Thảo (Đoàn LS TP.HCM) chia sẻ đây là câu chuyện rất đáng thương cho tất cả những người trong cuộc, kể cả người con mang số 33 của bà Hạnh cũng là một nạn nhân của vụ việc đau lòng này.
Nỗi đau này có thể sẽ khiến nhiều gia đình phải tan nát vì sự gièm pha của dư luận và xã hội. Tuy nhiên, một điều hết sức đáng quí đó là bà vẫn hết mực yêu thương người con mang số 32 này.
Qua câu chuyện trên, LS Thảo nhận định đây là một thông điệp hết sức đáng quí cho những ai đang làm công tác trong lĩnh vực liên quan đến việc sinh sản. Bởi vì, chỉ cần một chút sơ ý, một chút bất cẩn trong qui trình nghiệp vụ của mình thì hậu quả xảy ra sẽ vô cùng to lớn cho 2 người mẹ và 2 đứa trẻ vô tội, cùng với gia đình của họ.
Khó quy trách nhiệm
Luật sư (LS) Lê Ngọc Phụng (Đoàn LS TP.HCM) cho biết vào thời điểm năm 1974, pháp luật Việt Nam chưa thật sự hoàn thiện, lúc đó chưa có bất kỳ văn bản luật nào hướng dẫn giải quyết việc trao nhầm con trong bệnh viện hoặc xử lý hành vi đánh tráo trẻ sơ sinh.
Ngày nay, có nhiều văn bản luật hướng dẫn, bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Như Điều 7 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Cấm hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em...”
Theo LS Phụng, nhà hộ sinh trao nhầm con vào thời điểm 1974 có thể là do sự bất cẩn trong quá trình làm việc của các cô nữ hộ sinh, điều dưỡng, bác sĩ.
Nhà hộ sinh quận Ba Đình - Ảnh: Lê NamNhà hộ sinh quận Ba Đình - Ảnh: Lê Nam
LS Nguyễn Thạch Thảo thêm, trong trường hợp trao nhầm con tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm mà người trực tiếp để xảy ra việc nhầm lẫn trẻ sơ sinh sẽ bị xem xét để xử lí trách nhiệm theo qui định của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu hành vi đó là cố ý của những người có trách nhiệm nhằm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thì sẽ bị xem xét xử lí hình sự theo điều 120 BLHS 1999 (SĐBS 2009) có khung hình phạt thấp nhất từ 3-10 năm tù và cao nhất từ 10 – 20 năm hoặc tù chung thân.
Nếu hành vi đó là cố ý của những người có trách nhiệm nhằm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thì sẽ bị xem xét xử lí hình sự theo điều 120 BLHS 1999 (SĐBS 2009) có khung hình phạt thấp nhất từ: 3-10 năm tù và cao nhất từ 10 – 20 năm hoặc tù chung thân.
Luật sư Lê Ngọc Phụng cho rằng trong trường hợp của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh là rất khó để hồi tố vì khi đó pháp luật chưa có quy định cũng như hướng dẫn giải quyết trường hợp trao nhầm con.
“Để có thể tìm lại được đứa trẻ mang số 33, tốt nhất là gia đình bà Hạnh và chị Tạ Thị Thu Trang (đứa trẻ mang số 32) nên nhờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, cơ sở y tế kiểm tra rà lại hồ sơ về những đứa trẻ sinh ngày 10.10.1974 tại nhà hộ sinh quận Ba Đình. Hoặc thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như hiện nay cũng là một cách khả thi”, LS Phụng nhận định.
Cũng theo LS Phụng, ở thời điểm hiện tại nếu các gia đình, các bậc cha me nghi ngờ rằng y tá trao nhầm con cho mình nên yêu cầu cơ sở y tế giám định AND ngay để giải quyết kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nếu phát hiện ra bệnh viện, cơ sở y tế trao nhầm trẻ sơ sinh mà gây thiệt hại cho mình hoặc cho người khác, thì người bị trao nhầm con có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan công an để yêu cầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại các Điều 618, 619, 622 Bộ luật dân sự.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.