Bé 2 tuổi bị giun đục thủng ruột

30/09/2016 19:15 GMT+7

Trong lúc được gia đình đưa đi khám mắt tại Bệnh viện Xanh-pôn (Hà Nội), bé trai 2 tuổi đã bất ngờ lên cơn đau bụng dữ dội, nên đã được phẫu thuật cấp cứu và phát hiện bé bị giun đục thủng ruột.

Bé trai này sống cùng gia đình tại Sơn La, được bố mẹ đưa lên Hà Nội khám mắt tại Bệnh viện Xanh-pôn, trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng, đã 2 tuổi nhưng chỉ nặng 7 kg.
Sau khi khám mắt, bất ngờ bé bị đau bụng và được các bác sĩ khám, chỉ định phẫu thuật cấp cứu tối 29.9, với chẩn đoán ban đầu đau ruột thừa.
Bác sĩ Nguyễn Đình Hưng, giám đốc bệnh viện cho hay, khi mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện bé bị nhiễm giun nặng, ruột thừa của bé đã bị giun đũa đục thủng. Vết thủng này làm tràn dịch ra ổ bụng, gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Các bác sĩ đã phải cắt bỏ ruột thừa, làm vệ sinh ổ bụng và điều trị cho bé. Hiện bệnh nhân đang được chăm sóc tại bệnh viện.

tin liên quan

Tẩy giun - Cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cùng với tập quán ăn uống, sinh hoạt chưa được đảm bảo vệ sinh, rất thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh về giun, sán. 4 loại giun đường ruột rất phổ biến ở Việt Nam là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.
Theo bác sĩ Hưng, đây là trường hợp hiếm gặp trong nhiều năm. “10 năm về trước, bệnh viện có ghi nhận các trường hợp bệnh nhân nhiễm giun nặng, nhưng gần đây tình trạng tương tự như bé trai này rất ít gặp".
Phẫu thuật viên chính điều trị cho bé cho biết thêm, đây là lần đầu tiên trong 15 năm làm nghề y, bác sĩ mới gặp trường hợp nhiễm giun đục thủng ruột thừa ở bệnh nhi.
Theo Viện Sốt rét-Ký sinh trùng và Côn trùng T.Ư (Bộ Y tế), trong vùng có bệnh lưu hành, tỷ lệ nhiễm giun đũa có thể lên đến 60% trong nhóm dân số trên 2 tuổi; nhiễm giun đũa chủ yếu qua tay bẩn và thức ăn bị nhiễm bẩn.
Trong nhóm trẻ nhỏ, tỷ nhiễm cao với các trẻ em trước tuổi đi học. Đường lây nhiễm chủ yếu là ở trong gia đình.
Nhiễm giun đũa góp phần làm suy giảm Protein. Ở trẻ em bị nhiễm nặng có thể bị mất khoảng 4 g protein mỗi ngày, đối với một bữa ăn có từ 35 - 50g protein. Nhiễm giun đũa còn làm giảm, thiếu hụt vi tam A, C, do đó trẻ em bị quáng gà. Bệnh nhân sẽ hồi phục rất nhanh các triệu trứng ở mắt sau khi được tẩy giun.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.