Bắt tay với PepsiCo, nông hộ cải thiện cuộc sống

18/04/2019 11:00 GMT+7

Tham gia chương trình Nông nghiệp bền vững, sản lượng khoai tây hiện tại của gia đình anh Phạm Văn Trị luôn ở mức xấp xỉ 30 tấn/ha.

Gia đình anh hiện đã mua được xe, con cái được học hành tốt hơn, trong đó con trai anh đang theo học hàng không tại Đức.
Thời gian trước đây, nông nghiệp tại vùng đất Đơn Dương - Lâm Đồng 10 năm trở về trước cũng khá bấp bênh, sản lượng thấp… Lúc bấy giờ, nông nghiệp trồng trọt đơn thuần thực hiện trên quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, kết quả là năng suất bấp bênh, đầu ra cũng không có. Đời sống người nông dân theo đó khó khăn, nhiều hộ thậm chí chịu gánh nặng nợ nần.
Chân dung nông dân Đơn Dương: Từ việc đau đáu đầu ra đến tích góp được vốn luyến, cải thiện đời sống
Chân dung nông dân Đơn Dương: Từ việc đau đáu đầu ra đến tích góp được vốn luyến, cải thiện đời sống
Bước sang năm 2008, khi chương trình Nông nghiệp bền vững của PepsiCo phát triển về vùng đất Đơn Dương, bài toán hiệu suất cùng đầu ra của người dân dần được hóa giải. Cho đến hiện tại, nơi đây trở thành vùng canh tác trọng điểm của PepsiCo, cung cấp 70% nguyên liệu khoai tây, với sản lượng trung bình 24,3 tấn/ha, cao hơn 43% so với năng suất trung bình tại miền Bắc Việt Nam.
Được biết, anh Phạm Văn Trị và vợ đã sống tại huyện Từ Trà hơn 30 năm qua. Năm 2008, gia đình anh quyết định trồng thử 0,5 ha khoai tây cùng PepsiCo. Sau 6 năm con số này tăng lên thành 6 ha. Sản lượng khoai tây hiện tại của gia đình anh Trị luôn ở mức xấp xỉ 30 tấn/ha. Hưởng lợi từ chương trình, gia đình anh hiện đã mua được xe, con cái được học hành tốt hơn. Con gái anh hiện có bằng tiến sĩ kinh tế nông nghiệp và con trai đang theo học hàng không tại Đức.

Vì sao chọn PepsiCo để hợp tác?

Thời buổi đầu bắt tay với PepsiCo, anh Trị cho biết việc liên kết với nông dân trên thực thế có rất nhiều doanh nghiệp triển khai, nhưng anh cùng một số bà con chọn PepsiCo vì chương trình Nông nghiệp bền vững có hội thảo hỗ trợ phương pháp canh tác, đặc biệt là hỗ trợ công tác đầu tư giống cho người dân. Đồng thời, người dân sẽ được chia sẻ rủi ro bởi PepsiCo, nghĩa là trong trường hợp thời tiết không thuận lợi dẫn đến mất mùa, phía PepsiCo sẽ chịu hoàn toàn tiền phân, tiền giống. Bên cạnh đó chương trình luôn có những kỹ sư nông nghiệp trực thuộc công ty theo sát và tư vấn cho nông dân.
Hiện, sản phẩm khoai tây trên diện tích canh tác Đơn Dương khá đồng đều về kích thước lẫn hàm lượng tinh bột, thậm chí tỷ lệ sản phẩm lỗi chưa đến 5% trên một mẫu. Mặt khác, sản lượng tính trên mỗi đơn vị đất cũng tăng gấp đôi, từ mức 1,5 tấn đến nay đạt đến 2,5-3 tấn.
Ngược lại, chi phí sản xuất lại được tiết giảm đáng kể, đặc biệt chi phí tưới tiêu. Với hệ thống tưới phun sương, tổng tiết kiệm tính bình quân trên mỗi ha lên đến 3.700 m3, thống kê trong năm 2018 toàn diện tích giảm thiểu được hơn 1,4 triệu m3 nước. Năng suất theo đó liên tục tăng mạnh, từ mức 8,3 tấn/ha năm 2010 tăng vọt lên 24,3 tấn/ha sau 8 năm, con số này dự kiến đạt mức 25 tấn/ha tính đến hết năm 2019.
Không những vậy, hiện PepsiCo tiếp tục triển khai chuỗi liên kết thứ hai của chương trình - Demo Farm - với những kỹ thuật canh tác, tưới tiêu nâng cao hiệu suất, đi cùng việc đảm bảo tính an toàn lao động cho người dân.
Trong đó, một số mẫu đã được thử nghiệm phương pháp tưới tiêu mới, tưới nhỏ giọt bên cạnh việc tưới phun sương như hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi những điều kiện đi cùng, tính đến nay Đơn Dương đang dùng nước giếng khoan 70m nên đủ tiêu chuẩn để áp dụng tưới nhỏ giọt. Do đó, PepsiCo đang nghiên cứu để áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt một cách phù hợp và hiệu quả.
Được biết, Demo Farm có nhiều nông hộ đăng ký tham gia tuy nhiên PepsiCo chỉ mới chọn lọc được 3 nông hộ trên tổng số 600 nông hộ hiện hữu. Tính đến nay, tỷ lệ đồng bộ hóa chuỗi liên kết này đã đạt mốc 48%, PepsiCo kỳ vọng sẽ chính thức hoàn thành trong năm 2020.
Ngày 15.3.2019, PepsiCo Foods Việt Nam đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 10 năm đồng hành cùng nông dân” tại Đà Lạt với hơn 200 nông dân địa phương tham dự cho thấy hiệu ứng của chương trình đã đem lại. Được biết, chương trình Nông nghiệp bền vững của PepsiCo tại Việt Nam là một trong nhiều chương trình tương tự khác mà công ty đầu tư ở hơn 38 quốc gia trên toàn cầu, sử dụng hơn 30 mặt hàng nông nghiệp để sản xuất thực phẩm và đồ uống trên toàn cầu, gần 80% các loại nguyên liệu được thu mua trực tiếp của PepsiCo là từ nông dân tham gia trong chương trình. Riêng ở Việt Nam, số hộ nông dân hợp tác đã tăng gấp 4 lần chỉ sau 7 năm, xấp xỉ 600 hộ; đây là thành quả của việc chia sẻ rủi ro trong trường hợp vụ mùa không như kỳ vọng, được những hộ đạt năng suất cao chia sẻ kinh nghiệm canh tác thành công, hơn hết là sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ kỹ sư của chính công ty.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.