Bất lực trước 'cát tặc' trên sông Bồ, người dân làm cọc tre ngăn thuyền lớn

13/05/2019 09:12 GMT+7

Sau nhiều năm chịu đựng cùng những kiến nghị bị “rớt rơi”, người dân đôi bờ sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã góp tiền mua tre đóng lên sông Bồ để ngăn cát tặc.

Người dân tỏ ra bất lực trước vấn nạn khai thác cát sỏi trái phép dù họ nhiều lần kiến nghị chính quyền nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn. Đầu tháng 5.2019, người dân tổ dân phố Lại Bằng 2, P.Hương Vân, TX.Hương Trà, Thừa Thiên - Huế đã góp tiền góp sức cùng nhau làm “biên giang” phía bờ nam sông Bồ, chừa nửa mặt sông còn lại chỉ có loại thuyền nhỏ, tải trọng thấp mới có thể đi qua. Mục đích của họ là ngăn những thuyền lớn khai thác cát trái phép.
Nạn khai thác cát trái phép giữa thanh thiên bạch nhật trên sông Bồ
Những chiếc thuyền có đánh số hiệu ngang nhiên khai thác cát sỏi giữa sông Bồ
Người dân xã Phong Sơn, H.Phong Điền, bờ bắc sông Bồ tỏ ra bất lực trước vấn nạn khai thác cát sỏi trái phép mà họ nhiều lần kiến nghị chính quyền vẫn không dứt
Sau khi đoạn giữa sông Bồ bị khai thác cạn kiện, "cát tặc" dịch chuyển ngược lên phía thượng nguồn, đoạn gần đập thủy điện Hương Điền
Hàng trăm chiếc cọc tre cắm lên mặt sông bồ cùng với rọ đá bên dưới sông đoạn gần trạm bơm Phong Sơn nhằm ngăn "cát tặc"
Những kiến nghị của người dân lên chính quyền, công an nhằm ngăn chặn "cát tặc", khai thác cát trái phép không hiệu quả, đầu tháng 5.2019 người dân tổ dân phố Lại Bằng 2, P.Hương Vân, TX.Hương Trà, Thừa Thiên - Huế đã góp tiền góp sức cùng nhau làm “biên giang” phía bờ nam sông Bồ, chừa nửa mặt sông còn lại chỉ có loại thuyền nhỏ, tải trọng thấp mới có thể đi qua
Ngay sau khi xuất hiện hàng rào tre và đánh động đến các cơ quan hữu trách, phần lớn thuyền khai thác cát trái phép từ thượng nguồn rút về hạ nguồn sông Bồ, nạn khai thác cát trái phép lắng xuống
Tuy nhiên, "cát tặc" đã để lại di chứng là tình trạng sạt lở phía thượng nguồn sông Bồ vô cùng khủng khiếp
Đường dẫn lên đập thủy điện Hương Điền bị sạt lở nghiêm trọng
Vô cùng nguy hiểm khi “công trường” cát lậu đã mở rộng, đào sâu và áp sát còn khoảng 300m là tới chân đập thủy điện Hương Điền, nơi có dung tích hồ chứa nước đến 820 triệu khối
Bãi tập kết cát sỏi của Công ty TNHH MTV xây dựng giao thông Tuấn Hải vắng cả người lẫn phương tiện sau khi có lệnh tạm đình chỉ khai thác. Năm 2016, Công ty này được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp phép khai thác cát, sỏi với diện tích 7,2 ha. Trong 5 năm, Công ty này được khai thác với trữ lượng là 188.300 m3; công suất khai thác 37.660 m3/năm. Người dân nghi ngờ công ty này đã khai thác vượt độ sâu gây nên sạt lở sông Bồ nên phản đối kịch liệt. Không chỉ thế lợi dụng sự nhập nhèm về quản lý khu vực mỏ được cấp, phần diện tích ngoài mỏ khá rộng cũng bị khai thác cát sỏi đến cạn kiệt, uy hiếp đến đập thủy điện Hương Điền
Theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngày 9.5 Trung tâm kỹ thuật công nghệ thông tin Tài nguyên và môi trường, Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với phòng ban chức trách huyện Phong Điền, TX. Hương Trà và sự chứng kiến, giám sát của người dân xã Phong Sơn (Phong Điền) và P.Hương Vân (TX.Hương Trà) đã tiến hành đo đạc (lại) độ sâu khai thác của 2 mỏ cát mà tỉnh đã cấp cho Công ty TNHH MTV xây dựng giao thông Tuấn Hải - Ảnh:H.N
Người dân địa phương dùng thước dây và cột gạch vào dây thả xuống đáy sông để “đo chéo” với kết quả đo độ sâu thực tế khai thác cát sỏi của công ty Tuấn Hải của đơn vị chuyên môn tỉnh. Theo quyết định, Công ty Tuấn Hải được phép khai thác độ sâu đến cosd thấp nhất có chiều dày trung bình 2,9m, tính từ bề mặt địa hình của mỏ. Nhưng kết quả người dân lẫn cơ quan chuyên trách đo được (tương tự) thì độ sâu khai thác bình quân cả trong mỏ lẫn ngoài phạm vi mỏ được cấp là từ 9m - 6m, có nơi sâu đến 24m! - Ảnh: H.N
 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.