Ba chiếc chìa khóa mở mọi cánh cửa trái tim

05/06/2018 08:00 GMT+7

Có bao giờ bạn cảm thấy “đời thật dễ thương” khi bất chợt được một người lạ nhường ghế nơi công cộng, người hàng xóm vốn kiệm lời bỗng mời bạn sang chơi, thưởng thức ấm trà, nhâm nhi vài chiếc bánh bên những câu chuyện ấm áp?

Hay có bao giờ bạn dừng bước để dắt một cụ già qua đường, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ một đồng nghiệp trong ngày đầu bỡ ngỡ?
Những hành động của lòng tốt không chỉ mang lại ý nghĩa cho người “nhận” mà còn cả người “cho” đi. Có lẽ vì vậy mà chính trị gia người Anh Winston Churchill đã đúc rút: “Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận, nhưng chúng ta sống nhờ những gì cho đi”.
Nhưng đáng buồn thay, nơi thành thị đông đúc, chật chội, những khoảnh khắc sẻ chia, ấm áp ấy ngày càng trở nên hiếm hoi. Thay vào đó, con người sống vội vã và tự cô lập mình. Ở cơ quan thì việc ai nấy làm. Ra đường nếu gặp cảnh va chạm cần chung tay giúp đỡ, hòa giải thì tốt nhất tránh cho lành, kẻo “chẳng phải đầu, cũng phải tai”. Về đến nhà thì ai nấy cửa đóng then cài, không trò chuyện, giao lưu với hàng xóm. Cứ thế, mỗi người tự thiết lập cho mình một không gian sống kín như bưng, một lãnh địa được rào chắn riêng biệt không ai có thể thâm nhập.
Sự ngờ vực - kẻ thù của những hành động tốt đẹp…
Có nhiều nguyên nhân khiến người thành thị trở nên khép kín, thậm chí vô cảm, trong đó có sự ngờ vực, e dè khi tiếp xúc với người lạ, ngại giúp đỡ và nhận sự giúp đỡ. Hôm nay đồng nghiệp bỗng mời mình ăn xế - biết đâu cô ấy/anh ấy có ý đồ làm thân nhằm mục đích nào đó! Hàng xóm kế bên tự nhiên tặng ít quà quê - chắc muốn nhờ vả gì đây! Người lạ bỗng mở lời hỏi han - biết đâu mình sẽ là nạn nhân của vụ lừa đảo nào đó nhan nhản trên báo! Những suy nghĩ tiêu cực ấy dần dà trở thành bức tường kiên cố, ngăn cách chúng ta với cộng đồng, để rồi cuối cùng, mỗi cá nhân, mỗi gia đình chỉ biết thu mình vào những ốc đảo độc lập và cô đơn.
… và 3 chiếc chìa khóa mở mọi cánh cửa trái tim
Nhà giáo dục người Mỹ - William Arthur Ward từng đúc kết: “Ba chiếc chìa khóa có thể mở mọi cánh cửa là quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác và chia sẻ cùng người khác. Như vậy, là mọi tảng băng ngăn cách đều có thể phá tan và lòng tốt không hề biến mất, chỉ cần bạn học được cách quan tâm, mở lời, mở lòng, mở cả trái tim để “Chia ngọt bùi - Cộng niềm vui”, và tìm thấy những gần gũi, yêu thương ở nơi mình thuộc về, mà thôi!
Miếng bánh giòn tan, thơm ngọt giúp câu chuyện ban trưa thêm phần thú vị và gần gũi hơn
Miếng bánh giòn tan, thơm ngọt giúp câu chuyện ban trưa thêm phần thú vị và gần gũi hơn
Mang theo một hộp Cosy vị dừa sấy đến nơi làm việc và mời các đồng nghiệp cùng thưởng thức giờ nghỉ trưa. Tách trà nóng và miếng bánh quy giòn tan giúp đưa đẩy lời sẻ chia về chuyện nhà, chuyện cửa để đồng nghiệp thêm hiểu nhau.
Bạn cũng có thể đem một sự ngạc nhiên đến với người hàng xóm chưa một lần trò chuyện, bằng cách nhờ “đại sứ thân thiện” Cosy để “ngỏ lời” kết thân, bắt đầu cho mối quan hệ láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”.
Mang đến hàng xóm một chút ngạc nhiên để bắt đầu cho mối quan hệ láng giềng thân thiết
Mang đến hàng xóm một chút ngạc nhiên để bắt đầu cho mối quan hệ láng giềng thân thiết
Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử, bởi không ai có thể sống tách biệt ra khỏi cộng đồng. Hàng xóm, đồng nghiệp cũng là những người bên bạn trong những lúc vui buồn, gian nan. Vậy nên, bớt chút ngờ vực, e ngại không đáng có, mở lời, mở lòng để xoá đi mọi tảng băng ngăn cách, “Chia ngọt bùi”, san sẻ yêu thương sẽ là cách đơn giản nhất để chúng ta “Cộng niềm vui” cho chính mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.