'Huyền thoại' cà ri dê Bảy Hồng ở Sài Gòn

05/03/2014 08:17 GMT+7

Ngày nay, tìm ăn món dê ở Sài Gòn không quá khó khăn vì hầu hết các quận đều có quán dê với đầy đủ các món đặc trưng như lẩu, cà ri, nướng hay hấp. Nhưng ít ai ngờ rằng, quán ăn của một "huyền thoại" chuyên trị các món dê lại nằm sâu trong một con hẻm chỉ 1 người qua lọt. Đó là quán dê của bếp trưởng Bảy Hồng lừng lẫy một thời nằm trong con hẻm chật chội 149F Trần Quang Khải ở quận 01. Ông Bảy Hồng giờ không còn nữa, chỉ có người con gái duy nhất kế nghiệp và vẫn bán ở ngôi nhà riêng của gia đình từ xưa tới giờ. Những tín đồ của thịt dê vẫn coi ông Bảy Hồng (tên thật là Đặng Văn Hồng) là “bậc thầy”, là “sư phụ” của nghệ thuật chế biến thịt dê ở Sài Gòn. Có thể nói quán dê Bảy Hồng thuộc hàng lâu đời và kinh nghiệm nhất nhì Sài Gòn.

'Huyền thoại' cà ri dê Bảy Hồng ở Sài Gòn 1
Món cà ri dê của "huyền thoại" Bảy Hồng 

Ngày nay, tìm ăn món dê ở Sài Gòn không quá khó khăn vì hầu hết các quận đều có quán dê với đầy đủ các món đặc trưng như lẩu, cà ri, nướng hay hấp. Nhưng ít ai ngờ rằng, quán ăn của một "huyền thoại" chuyên trị các món dê lại nằm sâu trong một con hẻm chỉ 1 người qua lọt.

Đó là quán dê của bếp trưởng Bảy Hồng lừng lẫy một thời nằm trong con hẻm chật chội 149F Trần Quang Khải ở quận 01. Ông Bảy Hồng giờ không còn nữa, chỉ có người con gái duy nhất kế nghiệp và vẫn bán ở ngôi nhà riêng của gia đình từ xưa tới giờ.

Những tín đồ của thịt dê vẫn coi ông Bảy Hồng (tên thật là Đặng Văn Hồng) là “bậc thầy”, là “sư phụ” của nghệ thuật chế biến thịt dê ở Sài Gòn. Có thể nói quán dê Bảy Hồng thuộc hàng lâu đời và kinh nghiệm nhất nhì Sài Gòn.

“Ba tôi là người quê gốc ở Bắc Ninh, vào Sài Gòn từ năm 1938. Hồi còn trẻ, ông có dịp được làm việc ở các khách sạn 5 sao, rồi sau đó sang Pháp tu nghiệp năm 1952 về ngành bếp rất kỹ lưỡng. Đến năm 1977, ông nghỉ làm ở khách sạn và trở về tự mở quán dê tại nhà riêng trong con hẻm này”, chị Đặng Thị Kim Hoa, con gái ông Bảy Hồng chia sẻ.

 'Huyền thoại' cà ri dê Bảy Hồng ở Sài Gòn 2
Hương cà ri có tác dụng khử mùi dê rất hiệu quả, mang đến cho món này nét quyến rũ
không lẫn vào đâu được

'Huyền thoại' cà ri dê Bảy Hồng ở Sài Gòn 3
Dê nướng được tẩm ướp kỳ công nên gần như không còn mùi dê

Chị Hoa đã theo cha vào bếp để phụ việc từ suốt những năm đó. Tuy nhiên, chị thừa nhận mình chỉ nấu ngon được bằng “khoảng 80% so với ba” mình. Với chị, ông Bảy Hồng vẫn là “cao thủ” trong chế biến các món từ thịt dê mà không ai có thể sánh bằng.

Món cà ri dê Bảy Hồng được chế biến với nhiều gia vị bí truyền, phần lớn được mua ở các quầy cà ri trong chợ Bến Thành rồi phối trộn lại lại công thức riêng. Hương cà ri có tác dụng khử mùi dê rất hiệu quả. Tuy nhiên, phải nhấn nhá cho vị nào nổi lên, vị nào chìm đi thì bí quyết gia truyền ấy, giờ chỉ còn chị Hoa nắm được.

Ông Bảy Hồng cũng truyền bí quyết cho nhiều học trò của mình hiện đang bán món lẩu dê ở khắp Sài Gòn, mà nổi bật nhất là khu Nguyễn Công Trứ ở quận 01. Nhưng dường như các học trò lại đẩy mạnh các món nướng và lẩu, nên tìm ăn cà ri dê "chính hiệu" có lẽ phải trở về lại quán Bảy Hồng này.

Nhiều Việt kiều khi trở về cũng phải tìm lại bằng được quán Bảy Hồng để tìm ăn cà ri vì nhớ hương vị xưa cũ, dù phải len chân vào con hẻm chật chội chỉ một người qua lọt.

Nhưng cũng có chút tiếc nuối là không còn món chấm cà ri như ao ước của ông Bảy Hồng. Đó là trái cà bát bỏ ruột cho xốt cà chua cùng một vài gia vị vào chưng đến mềm rục, khi ăn giằm trái cà thành món xốt chấm với cà ri mới "đúng bài".

 'Huyền thoại' cà ri dê Bảy Hồng ở Sài Gòn 4
Các vị thuốc bắc ở lẩu dê gồm có đảng sâm, qui đầu kiến, thục địa, táo tàu, kỷ tử,
đỗ trọng…, vừa có tác dụng khử mùi, vừa có công năng “bổ dương” mà
đấng mày râu vốn rất "kết"

'Huyền thoại' cà ri dê Bảy Hồng ở Sài Gòn 5
Ăn dê ở Sài Gòn không thể thiếu chén chao này được

Món dê nướng ở đây được tẩm ướp rất kỳ công, nên bạn sẽ ngạc nhiên khi cảm nhận được vị ngon ngay từ miếng đầu tiên. Và đặc biệt là không còn nồng mùi hôi đặc trưng của loài dê, thậm chí trẻ em cũng có thể ăn được.

Sau khi đã thử hết những món dê nhớ đời như dê hấp gừng, cà ri, dê xào sa tế, dê tái thính, dê bóp thấu, vú dê nướng, ngọc dương tiềm thuốc bắc…, có thể gọi "chốt hạ" món lẩu dê có nhiều vị thuốc bắc tỏa khói thơm lừng.

Các vị thuốc bắc ở lẩu dê gồm có đảng sâm, qui đầu kiến, thục địa, táo tàu, kỷ tử, đỗ trọng…, vừa có tác dụng khử mùi, vừa có công năng “bổ dương” mà đấng mày râu vốn rất "kết". Nồi nước lẩu trong veo, tỏa hương thơm hăng nhẹ, với đủ các loại rau củ như tần ô, củ sen, tàu hũ, cải bẹ xanh mướt. Ngồi với người tri kỷ ở chốn này, trong ngôi nhà cũ cũ, chỉ có khoảng 6, 7 chiếc bàn, hẻm thì nhỏ nhưng thấy lòng thật rộng lớn vì gặp được món ngon nhớ đời.

 

Các món dê núi Ninh Bình xưa nay vốn rất nổi tiếng, đặc biệt là món tái dê tương Bần đã đi vào ca dao một cách thật hóm hỉnh:

"Tái dê chấm với tương Bần
Ăn vào một miếng bần bần như dê
Đêm về vợ lại tỉ tê
Tối mai ta lại tái dê tương bần?"

Tuy nhiên, món dê đất Sài thành lại "hưng thịnh" với dòng cà ri Ấn Độ. Bởi vậy, đến đây mà không thưởng thức cà ri dê thì xem như đã bỏ lỡ một chút hương vị của Sài Gòn.

P.V

 'Huyền thoại' cà ri dê Bảy Hồng ở Sài Gòn 6

Lẩu dê Bảy Hồng
149F Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 01
Mở cửa: từ 11h trưa đến 22h đêm
Giá: Cà ri dê (nhỏ: 100.000đ.dĩa, lớn: 130.000đ/dĩa), dê nướng, dê hấp gừng (90.000đ/dĩa), lẩu dê (150.000đ/dĩa), ngọc dương tiềm thuốc bắc (600.000đ/lẩu)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.