Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà Nội

13/02/2016 08:53 GMT+7

Cùng trải nghiệm một ngày gói bánh chưng tại một gia đình ở Hà Nội sẽ cảm nhận rõ mùa xuân đang về bạn nhé!

Tết đến Xuân về, mọi người đều náo nức mua sắm, trang trí nhà cửa. Ai cũng mong có một cái Tết thật ấm cúng, trọn vẹn.

Có lẽ, một trong những hoạt động được đón chờ nhất mỗi dịp Tết về đó là cả nhà quây quần ngồi gói bánh chưng trong cái lành lạnh, ren rét của ngày giáp Tết. Cùng trải nghiệm một ngày gói bánh chưng tại một gia đình ở Hà Nội sẽ cảm nhận rõ mùa xuân đang về bạn nhé!
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiCả gia đình đoàn tụ trong ngày cuối năm để cùng dọn dẹp, chuẩn bị gói bánh. Có lẽ, niềm vui giản dị những ngày Tết đang sang đó là sự tụ họp, quây quần của con cháu; trở về với ông bà, mẹ cha sau một năm dài công việc, học tập.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiCông đoạn chuẩn bị gói bánh chưng sẽ gồm luộc đậu, nặn thành từng viên đậu tròn bằng nắm tay. Thái thịt, ướp thịt với tiêu bắc cho thơm bánh. Và ngâm gạo nếp, chuẩn bị sẵn lá dong, lạt mềm,… Các công việc chuẩn bị đều được thực hiện từ sớm.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiBánh được gói bằng lá dong đã rửa sạch. Điều đặc biệt của bánh chưng đó là vị mặn của gạo nếp, vị thơm của đỗ, vị béo ngậy và thơm tiêu bắc của thịt lợn. Vì vậy, cần cho lượng muối vừa đủ với số lượng gạo và đồng đều với thịt lợn, đỗ xanh để bánh được vừa miệng.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiĐậu khi cho vào gói bánh cũng được bóp nhẹ và rải đều giữa bánh. Người ta quan niệm, màu vàng óng của hạt đỗ tượng trưng cho một năm mới tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiCứ thế, bát gạo nếp, miếng thịt lợn, viên đậu xanh,… gói thật chặt tay, gọn ghẽ, bánh sẽ vuông vức, đẹp mắt.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiNgoài gạo nếp làm bánh chưng xanh, người ta cũng sáng tạo làm thêm bánh chưng gấc với gạo nếp được trộn sẵn với gấc đỏ. Chắc chắn chiếc bánh chưng xanh đỏ sẽ rất thú vị và có màu sắc bắt mắt.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiKhi gói lá, cũng cần chú ý vuốt lá nhẹ nhàng và gọn tay để lá không bị rách và phẳng bánh. Bánh gói xong, sẽ dùng lạt mềm để buộc bánh lại. Chọn lạt giang giúp cho bánh chưng được buộc mềm dẻo và chắc chắc. Đây cũng là bí quyết giúp cho bánh chưng ngon, không bị hở bánh mà lại đẹp mắt.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiGói từng chiếc bánh vuông vức, như thêm hi vọng một năm mới tràn đầy tài lộc. Nụ cười trên gương mặt người ông lấp lánh niềm hạnh phúc, ấm áp bình dị. Gia đình sum họp, con cháu quây quần. Còn hạnh phúc nào ý nghĩa hơn trong ngày Tết cận kề?
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiBác Ấn, nhà ở Đông Anh, Hà Nội, đang nói về quy trình gói bánh trưng truyền thống với niềm tự hào về một thứ bánh mang vẻ đẹp của văn hóa Việt.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiBác cũng chia sẻ về công đoạn cuối cùng đó là luộc bánh. Đây là khâu mất nhiều thời gian và công sức. Khi luộc, chú ý chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ vì khi đun bánh sẽ nở ra. Và hơn nữa, thường luộc bánh bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn. Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi. Có lẽ, cảm giác ngồi bên nồi bánh chưng sùng sục sôi trong cái rét ngọt này sẽ thật ấm áp và cảm nhận được rõ ràng không khí Tết. Đây cũng là lúc con cháu được tụ tập bên nhau, nướng củ khoai, ăn củ sắn, hàn huyên vui đùa bao câu chuyện năm cũ.
Gia đình sum họp cùng gói bánh chưng ở Hà NộiLà món bánh cổ truyền của dân tộc, bánh chưng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi cái Tết của người Việt. Dường như, cả năm lao động vất vả, xa vắng gia đình thì đến ngày Tết, ai cũng mong muốn được trở về bên ông bà, cha mẹ để cùng gói những chiếc bánh giản dị, đậm không khí gia đình, không khí Tết sum vầy như vậy.
Những năm gần đây, mặc dù cuộc sống hiện đại đã khiến con người có thói quen mua sắm những vật dụng, đồ ăn sẵn có để tiết kiệm thời gian. Nhưng dù thành phố, hay ở quê xa, vẫn có những gia đình xem việc nấu bánh chưng là một hoạt động nhất định phải có mỗi dịp chuẩn bị đón năm mới.
Tuy tốn công sức nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cháu hiểu được truyền thống dân tộc và thêm sum vầy với không khí ấm áp. Hi vọng, truyền thống tốt đẹp này vẫn sẽ mãi được duy trì, để người Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn, ông cha, vẫn phát huy nét đẹp bình dị trong truyền thống văn hóa dân tộc.

Hạnh My – Hachi8
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.