Chuyện của Khoai tây (Kỳ 01): Hành trình gian truân từ Nam Mỹ

14/01/2013 15:48 GMT+7

Có những tỉ phú được sinh ra, và cũng có nhiều người đã chết đi vì những củ khoai tây tưởng chừng vô hại này. Và sau đây là những dữ kiện thú vị về hành trình trở nên phổ biến khắp thế giới của khoai tây, kể từ khi người ta bắt đầu biết nhúng nó vào dầu và tạo ra món khoai tây chiên.

Có những tỉ phú được sinh ra, và cũng có nhiều người đã chết đi vì những củ khoai tây tưởng chừng vô hại này. Và sau đây là những dữ kiện thú vị về hành trình trở nên phổ biến khắp thế giới của khoai tây, kể từ khi người ta bắt đầu biết nhúng nó vào dầu và tạo ra món khoai tây chiên.

Khó có thể tin được một loại thực phẩm thiết yếu ngày nay như khoai tây lại mới được thế giới phương Tây chấp nhận như một thứ thực phẩm có thể ăn được trong vòng 200 năm trở lại đây.

Câu chuyện bắt đầu từ cách đây hàng ngàn năm tại các quốc gia Nam Mỹ như Peru, Ecuador và phía bắc Chile, nơi mà người Incas đã tìm ra khoai tây dại mọc trên cao nguyên và bắt đầu trồng chúng từ  những năm 750 trước Công Nguyên. Ngoài việc sử dụng khoai tây như thực phẩm chủ yếu, người Incas còn dùng khoai tây để chữa bệnh, chữa lành vết thương, và thậm chí là bói toán. Tuy nhiên người Incas chưa từng biết đến việc chiên khoai tây, thay vào đó họ phơi khoai tây khô dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều tuần và sau đó giẫm lên khoai bằng chân trần để ép hết chất lỏng ra khỏi củ khoai.

 Chuyện của Khoai tây (Kỳ 01): Hành trình gian truân từ Nam Mỹ
Người Công giáo tại châu Âu từng tin rằng khoai tây có chất độc
và gây ra bệnh tật - Ảnh: Daily Mail

Bí mật về khoai tây từng được cất giữ kỹ bởi người Incan trong hàng ngàn năm. Mãi cho đến tận đầu thế kỷ 16, người Tây Ban Nha xâm lược đế chế Incan và đem vài củ khoai về đất nước họ. Tuy nhiên, những người Tây Ban Nha khi đó đã không quá hứng thú với việc đưa khoai tây, thứ mà họ gọi là “cục đá ăn được” lên bàn ăn của họ. Chỉ có những người lính viễn chinh Tây Ban Nha tại Nam Mỹ xem thứ rau củ này là nguồn lương thực dự trữ cho họ, và đây cũng là lúc người Anh được biết đến loại củ diệu kỳ này. Năm 1596, Sir Francis Drake, sau khi đánh bại người Tây Ban Nha trên vùng biển Ca-ri-bê, đã đem về cho mình vài củ khoai tây. Trên đường đi ông ghé qua vùng Verginia để đón thêm những người Anh xa xứ. Trong số những hành khách trên thuyền có người đã lấy một củ khoai tây và đưa cho một người làm vườn có tên là John Gerard. Ông này sau đó đã nhầm lẫn rằng nguồn gốc của khoai tây xuất phát từ Verginia và cho xuất bản cuốn sách về các loại rau củ và thảo mộc của mình có tên “The Herbal" vào năm 1597, trong đó có đề cập đến loại khoai tây mà ông cho rằng có xuất xứ từ Virginia. Sự thật là phải đến hơn một thế kỷ rưỡi sau đó thì củ khoai tây mới được người Ireland đem đến vùng Nam Mỹ, mà chính xác là vùng New Hampshire.

 Chuyện của Khoai tây (Kỳ 01): Hành trình gian truân từ Nam Mỹ  3
Hơn 150 năm kể từ ngày được giới thiệu ra thế giới, khoai tây mới trở thành thực phẩm
thiết yếu và phổ biến tại một số quốc gia châu Âu - Ảnh: Franchise Focus

Vào lúc đó, ngoài người Ireland ra thì không có ai sẵn sàng chấp nhận ăn khoai tây, loại rau củ rất bổ dưỡng này. Ngài Walter Raleigh, một người dân sinh sống trên đảo Emerald đã bắt đầu trồng khoai từ đầu những năm 1576, nhưng khi ông dâng món ăn này lên cho nữ hoàng Elizabeth thì đó lại trở thành một thảm họa. Người đầu bếp đã chế biến ngọn cây khoai tây thay vì củ khoai, và dĩ nhiên món ăn kinh dị đó không thể làm vừa lòng nữ hoàng Anh. Đây cũng chỉ là một trong những lí do khiến khoai tây bị từ chối ở châu Âu. Người Scotland cho rằng khoai tây không được đề cập đến trong kinh thánh, do đó nó là một thứ tầm thường và không nên ăn. Một số người thì cho rằng nó giống với trái cà dược và có độc tính. Thậm chí củ khoai tây tội nghiệp còn bị gán cho cái tội là mang theo nguồn gốc của bệnh phong. Khoai tây lúc đó bị cho là món ăn chỉ dành cho người Ireland và lũ hề, không hơn không kém.

Khoai tây được đưa đến nước Đức vào năm 1588 và chỉ được sử dụng làm đồ ăn cho tù nhân. Cho tới năm 1744, khi đức vua William yêu cầu nông dân bắt đầu trồng khoai tây như lương thực chính để vượt qua nạn đói, khi đó khoai tây mới phổ biến hơn. Đến năm 1813, tức là hơn 150 năm kể từ ngày được giới thiệu ra thế giới,  khoai tây mới trở thành thực phẩm thiết yếu và phổ biến tại một số quốc gia châu Âu như Scotland, Hà Lan, Áo, Thụy Sỹ, Đức và Ý.

Hiệp Đặng (tổng hợp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.