Chuyện bếp núc trong ngày ông táo về trời

23/01/2014 05:38 GMT+7

Để tiễn ông Táo về trời (23/12 âm lịch) mỗi gia đình người Việt thường chuẩn bị rất chu đáo lễ vật thờ cúng. Từ ngày hôm trước góc bếp đã được lau chùi sạch sẽ ngăn nắp tới sáng ngày ông Táo về trời sẽ ngừng nấu nướng mọi thứ.

Để tiễn ông Táo về trời (23/12 âm lịch) mỗi gia đình người Việt thường chuẩn bị rất chu đáo lễ vật thờ cúng. Từ ngày hôm trước góc bếp đã được lau chùi sạch sẽ ngăn nắp tới sáng ngày ông Táo về trời sẽ ngừng nấu nướng mọi thứ.

>> Ăn Tết kiểu 'công nghiệp' ở Sài Gòn
>> Làm thịt thưng cho ngày Tết cổ truyền

Chuyện ông Táo ở Việt Nam gắn liền với sự tích hai ông một bà với ba vị thần Thổ Công (trông coi việc bếp), Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), Thổ Kỳ (trông coi việc chợ búa). Người Việt luôn xem ba vị thần trên là những vị thần của may mắn, tài lộc, phước đức trong nhà nên rất kính trọng.

 Chuyện bếp núc trong ngày ông táo về trời  1
Lễ vật cúng sẽ để ngay cạnh bếp gồm thịt, rượu, bánh, kẹo, tiền vàng áo mã, và không thể thiếu
con cá chép sống - Ảnh: Thanh Xuân

Tục thờ cúng ông Táo có nguồn gốc từ Trung Quốc với mỗi tháng vua bếp lên trời một lần (vào ngày cuối cùng của tháng) để báo cáo chuyện mỗi nhà cho thiên đình biết. Nhờ đó thiên đình mới biết hết chuyện trong dương gian, từ chuyện làm ăn cho tới bếp núc của mỗi nhà. Về sau trong dân gian tục tiễn đưa ông táo về trời thay vì mỗi tháng một lần chỉ còn lại ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch) hàng năm.

Theo Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã thì - "Ngày 23 tháng chạp, ngày Tết ông Táo của Á Đông trong đó có người Việt là ngày để tôn vinh người đầu bếp, ông đầu rau hay ông Vua bếp, Táo quân, tức ông Công, Thổ Công (Phạm Lang) trông coi việc trong bếp và cả thần Thổ Địa (Trọng Cao) trông nom việc trong nhà, thần Thổ Kỳ (Thị Nhi, đàn bà) trông nom việc chợ búa.

Việc trong bếp, việc trong nhà, việc chợ búa đều là việc gia đình. Theo truyền thống chỉ có đàn bà đi chợ, buôn bán, song chủ gia đình vẫn là đàn ông tức ông Công, Táo quân. Táo quân có nhiệm vụ hàng năm ngày 23 tháng 12 âm lịch lên chầu trời báo cáo những việc tai nghe mắt thấy ở trần gian mà dân gian thường cúng con cá chép ra sông hay ra ao để hóa rồng (vượt vũ môn) để Táo quân cưỡi về trời”.

Lễ vật cúng sẽ để ngay cạnh bếp gồm thịt, rượu, bánh, kẹo, tiền vàng áo mã, và không thể thiếu con cá chép sống. Khi cúng xong sẽ thả cá xuống sông, để hóa rồng đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc tai nghe mắt thấy trong mỗi nhà. Và lễ vật để mời ông Táo về lại hạ giới vào ngày cuối cùng của năm (30 Tết) thường đơn giản hơn chỉ với thịt, cá, rượu, tiền vàng…

Có lẽ từ niềm tin tín ngưỡng sâu trong mỗi người Việt mà ngày 23 tháng chạp - ngày cúng tiễn, đón ông Táo về trời luôn được mọi người xem trọng và đặc biệt những người nội trợ trong nhà chuẩn bị rất chu đáo.

Đoàn Xuân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.