Bí ẩn như hủ tiếu sa tế Sài Gòn

01/03/2014 10:40 GMT+7

2 món hủ tiếu đặc trưng nhất của cộng đồng người Tiều ở Sài Gòn có lẽ là hủ tiếu hồ và hủ tiếu sa tế. Hủ tiếu hồ với “cọng” hủ tiếu làm từ những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông, thường được nhắc đến với tên gọi "kway chap" mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở Singapore, Malaysia hay Hồng Kông. Người Sài Gòn đôi khi còn gọi vui là "bánh canh của người Tiều" bởi bề ngoài quá đặc biệt của món này. Nhưng còn hủ tiếu sa tế thì sao? Hình như chẳng có quốc gia nào có mòn này, mà cũng rất khó tìm thấy ở Sài Gòn. Nguồn gốc thì lại càng bí ẩn hơn. Nhiều tài liệu cho rằng món này khởi phát từ tiệm ăn của một người Triều Châu trên đường Triệu Quang Phục (quận 05) từ những năm 60 của thế kỷ trước. Một lập luận khác thì dựa trên "sa tế của Chà" mà cho rằng đây là kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn. Từ "Chà Và" mà người Sài Gòn hay nói là đọc trại từ chữ "Java" (một hòn đảo lớn của Indonesia, là hòn đảo đông dân nhất trên thế giới với hơn 135 triệu cư dân), cũng là để chỉ những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm ngăm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines)... Trong quận 05 có cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ nối với kênh Ruột Ngựa, có bề dài lịch sử hơn 100 năm làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Từ thời xưa vùng này là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải.

Bí ẩn như hủ tiếu sa tế Sài Gòn 1
Hủ tiếu sa tế, món ngon bí ẩn của Sài Gòn

2 món hủ tiếu đặc trưng nhất của cộng đồng người Tiều ở Sài Gòn có lẽ là hủ tiếu hồhủ tiếu sa tế. Hủ tiếu hồ với “cọng” hủ tiếu làm từ những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông, thường được nhắc đến với tên gọi "kway chap" mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở Singapore, Malaysia hay Hồng Kông. Người Sài Gòn đôi khi còn gọi vui là "bánh canh của người Tiều" bởi bề ngoài quá đặc biệt của món này.

Nhưng còn hủ tiếu sa tế thì sao? Hình như chẳng có quốc gia nào có món này, mà cũng rất khó tìm thấy ở Sài Gòn. Nguồn gốc thì lại càng bí ẩn hơn. Nhiều tài liệu cho rằng món này khởi phát từ tiệm ăn của một người Triều Châu trên đường Triệu Quang Phục (quận 05) từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Một lập luận khác thì dựa trên "sa tế của Chà" mà cho rằng đây là kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn. Từ "Chà Và" mà người Sài Gòn hay nói là đọc trại từ chữ "Java" (một hòn đảo lớn của Indonesia, là hòn đảo đông dân nhất trên thế giới với hơn 135 triệu cư dân), cũng là để chỉ những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm ngăm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines)... Trong quận 05 có cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ nối với kênh Ruột Ngựa, có bề dài lịch sử hơn 100 năm làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Từ thời xưa vùng này là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải.

 Bí ẩn như hủ tiếu sa tế Sài Gòn 2
Nét "Việt hóa" duy nhất có thể thấy ở món này là ăn kèm rau quế và ngò gai, rất gần gũi
với cách ăn phở trong miền Nam

Bí ẩn như hủ tiếu sa tế Sài Gòn 3
Gia vị phong phú: chanh, ớt, sa tế...

Hủ tiếu sa tế hội tụ gần 20 gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang… Món này không nấu sẵn nước lèo rồi chan như kiểu hủ tiếu thường thấy, mà phải nấu riêng trong nồi nhỏ rất công phu. Phải có một nồi nước lèo hầm từ xương bò thật đậm đà, rồi múc riêng nước lèo sa tế pha với hỗn hợp gần 20 gia vị (như liệt kê ở trên), xào với dầu mè và sa tế, rồi cuối cùng mới hòa cùng với phần nước lèo có sẵn, nêm thêm muối và đường (phải đúng đường vàng thì mới ngon). Món nấu chung với hủ tiếu sa tế đa phần là bò, lòng bò, lòng heo hay thịt nai vốn nhẹ mùi nhất.

Nét "Việt hóa" duy nhất có thể thấy ở món này là ăn kèm rau quế và ngò gai, rất gần gũi với cách ăn phở trong miền Nam. Nhiều chủ quán trong Chợ Lớn cũng thừa nhận những món rau thơm này đã làm cho hương vị tô hủ tiếu sa tế đậm đà và quyến rũ hơn bội phần. 

Bí ẩn như hủ tiếu sa tế Sài Gòn 4
Hớn Hưng trứ danh Sài Gòn bởi món bò viên và lòng bò

Bí ẩn như hủ tiếu sa tế Sài Gòn 2
Há cảo - xíu mại 

Đến nay vẫn chưa có lý giải đầy đủ về món hủ tiếu độc đáo này. Số lượng quán ở Sài Gòn thì cũng rất ít bởi cách nấu món hủ tiếu sa tế quá công phu. Nức tiếng hàng đầu Sài Gòn phải nói đến các quán Quảng Ký (117 Triệu Quang Phục, quận 05), thương hiệu Tô Ký (156 Gia Phú, quận 06) có 3 chi nhánh của 3 anh em được cha truyền nghề lại, rồi Quốc Ký (52 Ngô Đức Kế, quận 01), Vân Ký (114 Cao Văn Lầu, quận 06)...

Quán Hớn Hưng gần bùng binh ngã sáu Nguyễn Tri Phương (quận 10) được biết đến nhiều hơn với món bó viên cùng lòng bò rất hấp dẫn. Và tô hủ tiếu sa tế ở đây cũng "được lòng" số đông bởi hương vị đã được cải biên đôi chút so với nguyên bản. Tuy vậy, vị thơm nồng của đậu phộng, mùi quế phảng phất ngất ngây thì vẫn được giữ nguyên, bởi đó cũng là linh hồn của tô hủ tiếu có nguồn gốc đầy bí ẩn này.

 

Hủ tiếu sa tế, cũng như mì vịt tiềm từ bao năm nay đã tồn tại như những giai thoại thú vị của ẩm thực Sài Gòn. Phần vì nguồn gốc bí ẩn, phần vì chúng hoàn toàn không thể tìm thấy ở bổn xứ. Một bản sắc ẩm thực quý giá cần được gìn giữ và phát triển như một mũi nhọn của du lịch.

P.V

 Bí ẩn như hủ tiếu sa tế Sài Gòn 6

Bò viên Hớn Hưng
488 Ngô Gia Tự, phường 04, quận 10
Mở cửa: từ 3h30 chiều đến 1h khuya
Giá bán: Hủ tiếu sa tế (55.000đ/tô), hủ tiếu mì bò viên, lòng bò (45.000đ/tô), há cảo - xíu mại (25.000đ/dĩa)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.