Độc đáo nghề muối hầm trăm năm nức tiếng miền Trung

14/04/2023 08:34 GMT+7

Làng muối hầm, hay tuyết diêm, nằm ở huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, vẫn giữ cách sản xuất truyền thống thủ công trăm năm, đến tận ngày nay.

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 1.

Cái tên muối hầm xuất phát từ phương thức làm muối độc đáo của người dân xã Xuân Bình. Muối được hầm bằng lò củi suốt 24 tiếng trước khi mang ra thị trường. Còn tên tuyết diêm được gọi theo màu sắc của hạt muối, trắng tinh, khô ráo và sạch sẽ

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 2.

Điểm đặc biệt của nghề làm muối hầm là công việc chỉ bắt đầu từ lúc 0 giờ đến 6 giờ sáng. Nhiều người thắc mắc, tại sao các cô các chú không làm buổi ngày cho khỏe. Tuy nhiên, với cái nắng gió gay gắt của miền Trung, cộng với sức nóng cả trăm độ của lò đốt thì làm việc buổi đêm sẽ bớt nhọc nhằn hơn cho mọi người

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 3.

Đúng 0 giờ, các cô chú sẽ đạp xe đạp đến lò muối để làm việc. Đầu tiên, người thợ tháo dỡ những chậu muối đã đốt từ đêm hôm trước ra khỏi lò rồi đổ muối mới vào chậu và chất vào lò để tiếp tục hầm mẻ mới. Việc xếp muối vào lò cũng cực kỳ khó khăn: số lượng bao nhiêu là vừa đủ, vị trí trên dưới to nhỏ thế nào để lửa có thể cháy đều đến hết các chậu muốn lớn nhỏ trong lò và cháy mạnh không tắt... thì chỉ có người dày dặn kinh nghiệm mới có thể làm được

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 4.

Sau khi giúp vận chuyển các chậu muối ra lò và chờ những người đàn ông sắp xếp, đốt lửa, các cô bắt đầu sàng mẻ muối từ hôm trước, đảm bảo cho những hạt muối đều và mịn nhất trước khi đóng vào bao chuyển ra thị trường

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 5.

Diễn tả đơn giản nhưng công việc cực kỳ gian khó Trong ánh sáng lờ mờ của chiếc đèn neon, mọi người vẫn luôn tay luôn chân làm việc, mồ hôi tươm ra như tắm. Trong ảnh, người thợ đang đốt củi từ phía dưới hầm

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 6.

Khi than trong lò đã rực hồng, người thợ lại xúc than quăng lên mặt lò để muối được nóng đều và chín từ trên mặt xuống đáy. Họ cứ luôn tay luôn chân như thế đến 6 giờ sáng thì tắt lửa ra về. Muốn sẽ được để nguyên đó, ủ đến 0 giờ lại dỡ ra và hầm mẻ mới

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 7.

Lửa táp vào mặt nóng cháy da, hơi muối bốc lên dính đầy quần áo, mặt mũi khiến mắt cay xè và môi mặn chát. Đó là cảm nhận của những người khách đến thăm lò muối hầm

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 8.

Những người thợ ở đây không ai bảo ai, thuần thục mỗi người một việc, không lúc nào ngơi nghỉ chân tay. Người khiêng muối, chất muối, đốt lò, sàng muối, vác củi, canh lửa, ràng các chậu hư để tái sử dụng, rồi xay muối và đóng bao... Tất cả phải xong trước khi trời sáng

BÙI VĂN HẢI


Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 9.

Những hạt muối thô kệch qua lửa đỏ đã trở nên trắng nhỏ li ti. Muối hầm vị mặn nhẹ hơn, ngon hơn muối sống và có thể để cả năm vẫn khô ráo. Nhờ thế mà giá trị hạt muối cũng tăng lên vài lần. Nếu muối sống có giá chưa tới 1.000 đồng/kg thì muối hầm bán tại lò giá đã lên tới 6.000 - 7.000 đồng tùy thời điểm

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 10.

Hạt muốn hầm khô ráo, trắng tinh

BÙI VĂN HẢI

Độc đáo với nghề muối hầm nức tiếng miền Trung - Ảnh 11.

Nghề làm muốn vốn đã vất vả, nghề sản xuất muối hầm lại càng khổ cực hơn. Chính vì thế mà làng nghề muối hầm ở Sông Cầu, Phú Yên, từng nổi tiếng khắp miền Trung với truyền thống hơn 100 năm, hiện nay chỉ còn vỏn vẹn 4 lò với công suất ít ỏi hàng ngày.

BÙI VĂN HẢI


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.