Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế

Ngày 10.3, cộng đồng người Pa Cô, Tà Ôi, C’Tu, Pa Hy… thuộc huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên-Huế) cùng khai hội Ariêu Car, ngày hội lớn nhất của đồng bào vùng cao sinh sống trên đại ngàn dãy Trường Sơn.

Ngày 10.3, cộng đồng người Pa Cô, Tà Ôi, C’Tu, Pa Hy… thuộc huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên-Huế) cùng khai hội Ariêu Car, ngày hội lớn nhất của đồng bào vùng cao sinh sống trên đại ngàn dãy Trường Sơn.

Lễ hội Ariêu Car là đại lễ truyền thống có từ xa xưaLễ hội Ariêu Car là đại lễ truyền thống có từ xa xưa
Lễ hội Ariêu Car là đại lễ truyền thống có từ xa xưa với nhiều nghi lễ độc đáo, linh thiêng, mang đậm bản sắc riêng biệt. Đại lễ là ngày hội các dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Đây cũng là dịp tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.
Trước khi lễ hội bắt đầu, các già làng, chủ lễ phải thực hiện các nghi lễ gồm nghi lễ tâng hung để họp bàn thống nhất cách thức tổ chức, công tác chuẩn bị. Tiếp đó là lễ a xa a rah nhằm tẩy rửa những điều ô uế, dơ bẩn, làng bản được trong lành, sạch sẽ. Các già làng tiếp tục với nghi lễ ta nôm nhằm giao ước với những vị thần linh, khi nào rượu cần lên men lễ hội chính thức mở ra. Tiếp đến là nghi lễ cha choot, báo hiệu cho các vị thần là con cháu làng bản lên rừng, xuống suối tìm kiếm nguyên liệu, vật sản chuẩn bị các món ẩm thực cho lễ hội, cầu mong được suôn sẻ và may mắn. Trong thời gian thực hiện công tác chuẩn bị, già làng và trưởng bản tiến hành nghi lễ đi mời khách.
Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế 3Vũ điệu núi rừng để đón khách
Lễ hội Ariêu Car gồm các nghi lễ pa đoh ân đoong (khai hội); veel moot (đón khách); pa dưn veel (vũ điệu chào mừng lễ hội); chật ty riaq (lễ hội đâm trâu); tực Ariêu Car (cúng Ariêu Car); moot câr hoot, coat pâr nai (gửi gắm, định ước); pa choo tâm mooi (tiễn khách); zi zar (báo hiệu lễ hội kết thúc); thưởng thức bữa tiệc.
Tất cả các nghi lễ được các già làng chủ lễ cẩn trọng, bài bản, linh thiêng cùng với đó là những vũ điệu truyền thống và sự tập trung đông đảo của dân bản. Trong đó, đâm trâu là nghi lễ trọng tâm, quan trọng nhất. Nghi lễ này quyết định ý nghĩa, thành công hay thất bại của lễ hội. Ý nghĩa của nghi lễ đâm trâu là khẳng định khối đoàn kết, gắn bó keo sơn các dân tộc. Đồng thời, đâm trâu để tạ ơn các vị giàng, thần linh ban tặng cho con cháu sông núi, đất đai, tài nguyên, sức khỏe… Năm nay, nghi lễ đâm trâu được sân khấu hóa nhằm bãi bỏ các nghi lễ đâm chém kinh dị đúng theo quy định của Bộ VH-TT-DL.
Trải qua hàng trăm năm, lễ hội Ariêu Car vẫn được đồng bào nơi đây bảo tồn khá nguyên vẹn và tổ chức 5-7 năm một lần sau khi việc trỉa lúa đã xong.
Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế 5Các đoàn khách từ các làng đến khai hội
Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế 6Vũ điệu chào mừng lễ hội
Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế 7Khách đến phải thực hiện nghi lễ bắt gà trên bông nêu trước khi vào nhà
Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế 9Lễ vật để cúng thần linh trong ngày lễ
Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế 10Các già làng chuẩn bị cho nghi lễ đâm trâu
Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế 12Năm nay, nghi lễ đâm trâu được sân khấu hóa
Độc đáo lễ hội Ariêu Car của đồng bào vùng cao Thừa Thiên-Huế 16Các già làng gửi gắm, định ước và báo hiệu lễ hội kết thúc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.