Doanh nghiệp xăng dầu 'móc túi' dân 3.500 tỉ đồng: Bắt tay cùng khắc phục

26/03/2016 11:43 GMT+7

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, nếu Liên Bộ Công thương - Tài chính cứ đổ lỗi qua lại cho nhau vụ 3.500 tỉ đồng thuế xăng dầu sẽ không giải quyết được gì, quan trọng là phải bắt tay vào khắc phục.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, nếu Liên Bộ Công thương - Tài chính cứ đổ lỗi qua lại cho nhau vụ 3.500 tỉ đồng thuế xăng dầu sẽ không giải quyết được gì, quan trọng là phải bắt tay vào khắc phục. 

Chênh lệch thuế xăng dầu khiến người dân chịu thiệt Chênh lệch thuế xăng dầu khiến người dân chịu thiệt

Trước đó, như báo chí đã đưa, theo cam kết hội nhập ASEAN, thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu từ các nước ASEAN chỉ chịu 0 - 5% thuế. Song khi tính giá xăng bán ra thị trường, liên bộ Công thương - Tài chính năm qua vẫn giữ nguyên cách tính thuế cũ là từ 10 - 20%. Với cách tính này, trong năm 2015 ít nhất hơn 3.500 tỉ đồng chênh lệch "chui" vào túi doanh nghiệp, còn người dùng phải chịu thiệt.

Báo cáo trước phiên họp trực tuyến Chính phủ tháng 3.2016 sáng nay, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết hiện tại xăng dầu khi nhập khẩu có hai loại thuế là thuế nhập khẩu ưu đãi MFN (theo Quy chế tối huệ quốc giữa các quốc gia) và thuế ưu đãi đặc biệt theo cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong và ngoài khu vực.

Các mức thuế khác này theo ông Dũng tùy vào điều kiện thời gian và quốc gia cụ thể có thuế suất khác nhau. Cụ thể, thuế nhập khẩu ưu đãi MFN hiện hành xăng 20%, dầu diesel, mazút 10%, dầu hỏa 7%. Còn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA) xăng 20%, dầu diesel, dầu hỏa, nhiên liêu bay 0% kể từ năm 2016. Thuế tại hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc: xăng 10%, dầu diesel, dầu hỏa, nhiên liệu bay là 5%, mazút 0% từ 20.12.2015.

Hiệp định ASEAN - Trung Quốc: từ năm 2016 trở đi, xăng 20%, diesel 8%, mazút 5%, dầu hỏa 10%, nhiên liệu bay 15%.

Thuế suất tại các Hiệp định trên sẽ được lấy làm căn cứ để tính giá cơ sở xăng dầu trong nước, từ đó quy định mức giá bán xăng dầu ra thị trường theo quyết định của Liên bộ Tài chính - Công thương.

“Vừa qua báo chí nói hai bộ cãi nhau. Thực ra chúng tôi điều hành có phối hợp, trao đổi để ra quyết định chung hợp lý còn việc đổ cho nhau thì không giải quyết vấn đề gì, quan trọng là cùng nhau khắc phục”, ông Dũng nói.

Trước góp ý của báo chí, dư luận theo, lãnh đạo Bộ Tài chính, ngay lập tức Bộ đã ban hành thông tư 48 giảm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của mặt hàng dầu hỏa, mazút từ 13% và 10% xuống 7%, giữ nguyên xăng 20%.

Đồng thời, nhận thấy việc lấy mức thuế nhập khẩu ưu đãi tính giá cơ sở không còn phù hợp với thực tế như hiện nay nên Bộ báo cáo Thủ tướng, xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu là bình quân gia quyền các mức thuế ưu đãi và biểu thuế FTA. “Thời gian tính bình quân là hàng quý nhằm đảm bảo tính ổn định. Với cách tính như vậy quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo hơn. Cụ thể, với xăng thuế suất nhập khẩu là 20% nay bình quân gia quyền chỉ còn 18,08%. Dầu hỏa thuế suất ưu đãi 7% nay chỉ còn 0,6% giảm 6,4%”, ông Dũng nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.