Doanh nghiệp Tiêu dùng - Bán lẻ đón tin vui cuối năm

07/12/2023 15:39 GMT+7

Nền tảng cùng những chiến lược tăng trưởng của Masan khiến Bain Capital tiếp tục gia tăng đầu tư vào vốn cổ phần, rót thêm 50 triệu USD, nâng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD công bố trước vào tháng 10.2023. Việc tăng quy mô đầu tư của Bain Capital là sự tin tưởng mạnh mẽ cho những chiến lược dài hạn và triển vọng của Masan.

Doanh nghiệp Tiêu dùng - Bán lẻ đón tin vui cuối năm - Ảnh 1.

Masan Consumer tham gia hội chợ xuất khẩu TPHCM

Ứng dụng công nghệ AI, ML và khoa học dữ liệu

Với kinh nghiệm hơn 27 năm hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng, Masan hiểu rõ những thách thức của thị trường. Tại sự kiện "Ứng dụng công nghệ AI, ML và khoa học dữ liệu trong tiêu dùng - bán lẻ" vừa qua, doanh nghiệp này điểm rõ các khó khăn xuyên suốt chuỗi giá trị tiêu dùng như sự thiếu hụt về dữ liệu để phục vụ các mục đích đổi mới sáng tạo, tăng giá trị cho người dùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí thu mua cao cũng là một trong những thách thức lớn cho doanh nghiệp.

Đối với nhà bán lẻ, việc dự trữ hàng hóa không hợp lý là một trong những vấn đề nhiều doanh nghiệp đối mặt. Công tác theo dõi luồng hàng, tồn kho của các kênh bán khác nhau cũng là thách thức không nhỏ trong hoạt động vận hành của các nhà bán lẻ. Khách hàng sẽ phải chi trả cho sản phẩm, dịch vụ ở mức giá cao hơn nếu doanh nghiệp không tối ưu được chi phí hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp Tiêu dùng - Bán lẻ đón tin vui cuối năm - Ảnh 2.

Gian hàng CHIN SU tại hội chợ xuất khẩu TP.HCM

Lời giải của Masan cho các thách thức trên là chiến lược xây dựng mạng lưới Point of Life (POL). Theo đó, hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ POL là một hệ sinh thái offline-to-online gồm 3 yếu tố chính: Sản phẩm và dịch vụ do Masan cung cấp; hạ tầng thương mại liên kết tất cả các đối tác trong hệ sinh thái và thứ ba là một nền tảng công nghệ, có khả năng phân tích dữ liệu thông qua AI và ML, cũng như sự kết hợp của con người và tổ chức Masan.

Hệ sinh thái POL của Masan sẽ giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trên toàn bộ chuỗi giá trị tiêu dùng. Cụ thể, việc tích hợp hơn 3.600 cửa hàng và siêu thị thuộc chuỗi WinCommerce vào hệ thống logistics Supra sẽ tạo ra một nền tảng với phạm vi rộng trên toàn quốc, giúp giảm chi phí và tăng cường khả năng tiếp cận người tiêu dùng.

WinCommerce tối ưu mô hình cửa hàng

Sau hơn 8 năm hoạt động tích cực trên thị trường bán lẻ với 2 mô hình siêu thị và cửa hàng tiện lợi, chuỗi bán lẻ WinCommerce (Công ty thành viên thuộc Masan Group) triển khai mô hình siêu thị cao cấp nằm tại các vị trí đắc địa của đô thị lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Mô hình này nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập, dân trí cao, bận rộn, nên đòi hỏi nhiều nhu cầu trong cùng một điểm bán. Song song với đó, hướng đến mục tiêu phục vụ đa dạng nhóm khách hàng, đơn vị này còn ra mắt mô hình Winmart+ Rural, là "át chủ bài" trong chiến lược chinh phục thị trường nông thôn với danh mục gồm hàng hóa nội địa giá tốt, hoa quả nhập khẩu phân khúc trung bình, tập trung mạnh vào các chương trình khuyến mãi.

Doanh nghiệp Tiêu dùng - Bán lẻ đón tin vui cuối năm - Ảnh 3.

Siêu thị WinMart hiện đại với đa dạng chủng loại hàng hóa được trưng bày

Theo đó, hiệu quả hoạt động của những mô hình cửa hàng của WinCommerce (WCM) đã thể hiện rõ trong báo cáo tài chính quý 3/2023 của Masan Group. Cụ thể, doanh thu thuần của WCM tăng 2,1% trong 9 tháng đầu năm 2023 và 3,3% trong quý 3/2023 so với cùng kỳ nhờ mở cửa hàng mới. WCM kết thúc tháng 9.2023 với 3.586 cửa hàng trên toàn quốc bao gồm siêu thị mini và siêu thị.

Theo ghi nhận, tăng trưởng doanh thu LFL (like for like) so với cùng kỳ của WinMart+ cải thiện lên -5,9% trong quý 3/2023 so với -9,6% trong nửa đầu 2023. Tăng trưởng doanh thu LFL của WinMart cải thiện lên -3,8% trong quý 3/2023 so với -7,7% trong nửa đầu năm 2023.

Doanh nghiệp Tiêu dùng - Bán lẻ đón tin vui cuối năm - Ảnh 4.

Góc làm đẹp Hi-Beauty tại WinMart Hạ Long

Masan Consumer "Go Global"

Theo ghi nhận, Masan Consumer (Công ty thành viên thuộc Masan Group) hiện đang đẩy mạnh chiến lược "Go Global - mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới", hướng đến hai mục tiêu quan trọng. Một là năm 2027, đóng góp 15% doanh số đến từ hoạt động kinh doanh quốc tế. Hai là phát triển Chin-Su - thương hiệu gia vị hàng đầu Việt Nam, trở thành thương hiệu quốc tế mang gia vị Việt ra thế giới.

Trong một năm tập trung cho chiến lược "Go Global", thương hiệu Chin-Su của đơn vị này đã đạt được những kết quả tích cực. Tháng 3.2023, trong lần ra mắt tại Foodex Japan, bộ gia vị Chin-Su ngay lập tức chiếm "spotlight" và thu hút thực khách xứ sở hoa anh đào. Chỉ hơn 1 tháng kể từ sự kiện, bộ gia vị đã chính thức lên kệ các siêu thị Nhật và nhận được sự chào đón nhiệt tình của người dân cùng những đánh giá cao từ các chuyên gia ẩm thực. Sau Nhật Bản, tháng 5.2023, "cơn bão" mang tên gia vị Chin-Su cũng tiếp tục "càn quét" Seoul Food và được người dân Hàn Quốc hết lời khen ngợi.

Doanh nghiệp Tiêu dùng - Bán lẻ đón tin vui cuối năm - Ảnh 5.

Khách hàng mua sắm tại siêu thị WinMart

Đối với thị trường nội địa, mới đây, Masan Consumer đã "trình làng" lẩu tự sôi bắp bò riêu cua Omachi. Song song với đó, doanh nghiệp này còn bắt tay với Phở Thìn Bờ Hồ - hàng phở gia truyền có tuổi đời gần 70 năm, phát triển dòng sản phẩm ăn liền mới mang tên Phở Story. Lần đầu tiên, một thương hiệu tiêu dùng hàng đầu kết hợp với một hàng phở gia truyền để ra mắt sản phẩm tiện lợi mới.

Đầu tháng 10.2023, Bain Capital - Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới cam kết đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group (MSN). Hơn 2 tháng sau, Bain Capital công bố tiếp tục gia tăng khoản đầu tư lên mức 250 triệu USD. Bất chấp những biến động ngắn hạn của thị trường tài chính, cũng như thời kỳ "tiền dễ" đã qua, việc tăng quy mô đầu tư của Bain Capital là sự tin tưởng mạnh mẽ cho chiến lược dài hạn và triển vọng của Masan.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.