Doanh nghiệp chờ ngày TP.HCM mở cửa: Chủ động và xử lý rủi ro

12/09/2021 07:14 GMT+7

Theo chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển, kế hoạch mở cửa kinh tế trở lại của TP.HCM là khá thận trọng.

Việc công bố kế hoạch tổng thể cho đến khi mở cửa lại hoàn toàn theo từng giai đoạn khá rõ ràng là đáng hoan nghênh vì sẽ giúp người dân và doanh nghiệp (DN) biết để chuẩn bị cho kế hoạch của riêng mình. Điều này cũng giúp người dân thành phố an tâm hơn.

Covid-19 sáng 12.9: Cả nước 601.349 ca nhiễm, 363.462 ca khỏi | TP.HCM triển khai VNEID

Mở cửa phải gắn với tiêm vắc xin đầy đủ

Kế hoạch mở cửa từng giai đoạn có thể sẽ làm hài lòng nhóm DN, ngành nghề này nhưng cũng có thể chưa hài lòng với nhiều ngành nghề khác. Ví dụ, các nhà hàng, du lịch vừa và lớn sẽ mở lại chậm hơn. Tuy nhiên, TS Đinh Thế Hiển cho rằng kế hoạch của thành phố chưa gắn liền với chương trình tiêm vắc xin Covid-19 đợt 2 vẫn đang thực hiện. Việc mở cửa trở lại đời sống, kinh tế gắn với việc phòng chống dịch luôn đi kèm với các hoạt động của cá nhân theo hướng dẫn phòng chống dịch của ngành y tế và việc tiêm vắc xin cho toàn dân. Nhưng việc tiêm vắc xin là nằm trong tầm chủ động của chính quyền mà không phụ thuộc vào DN nên việc mở cửa kinh tế cần phải gắn liền với điều này mới mang tính chủ động hơn.

Đề xuất mở cửa du lịch

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Group, nêu kiến nghị: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp từ 10 - 11% GDP của TP.HCM nhưng trong kế hoạch mở cửa kinh tế của TP.HCM đã bỏ quên giai đoạn phục hồi du lịch. Ông đề nghị mở cửa du lịch ngay trong giai đoạn 2, tập trung theo 2 hướng: Hướng thứ nhất là “Người TP.HCM đi du lịch TP.HCM” bằng cách cho phép người dân thành phố đi du lịch Cần Giờ, Củ Chi, liên kết với Bà Rịa-Vũng Tàu với điều kiện “1 cung đường 2 điểm đến”, dùng QR Code cấp quota để điều tiết số lượng du khách trong mức độ an toàn. Hướng thứ hai là tính toán dùng Củ Chi để mở cửa du lịch như đề án thí điểm khách quốc tế tới Phú Quốc vừa được Thủ tướng thông qua.
Bên cạnh đó, các chính sách, gói hỗ trợ miễn, giảm, hoãn thuế, cho vay ưu đãi… thì bản kế hoạch của thành phố đã nêu đầy đủ. Tuy nhiên, thực tế những chính sách này trung ương đã ban hành từ trước nhưng DN rất khó tiếp cận. Như gói 62.000 tỉ đồng, gói 26.000 tỉ đồng đã có, số người thực nhận rất ít...
Ví dụ, TP.HCM muốn mở cửa lại các chợ đầu mối như Bình Điền, Thủ Đức thì phải tập trung tiêm vắc xin hết mũi 2 cho các tiểu thương, người tham gia hoạt động tại chợ. Hay những công ty sản xuất hàng xuất khẩu được ưu tiên thì phải tiêm đủ vắc xin 100% cho công nhân của các DN đó... Vì vậy, cần xem xét để điều chỉnh thêm kế hoạch mở cửa kinh tế phù hợp cũng như chủ động ưu tiên cho các lĩnh vực cần thiết để ổn định đời sống người dân và bảo đảm cho kinh tế phục hồi.

Người dân tại quận 7, Củ Chi sắp được đi chợ một tuần/lần

Cần có kịch bản quản trị rủi ro

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận xét kế hoạch mở cửa lại kinh tế sau ngày 15.9 cho thấy TP.HCM đã tham khảo rất nhiều ý kiến đóng góp từ chuyên gia, DN, nhà chuyên môn, nên các kịch bản xây dựng có kế hoạch chi tiết, mục tiêu rất rõ ràng. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, không thể nói kịch bản nào hoàn hảo hơn kịch bản nào, nhưng tính cầu thị, tham khảo rộng rãi cho thấy thành phố đã có những bước đi bình tĩnh hơn, không còn lúng túng như trước. Nếu làm tốt công tác khống chế dịch và phủ vắc xin tốt, biết đâu kế hoạch đưa ra lại phải thay đổi đẩy mạnh hơn.
Tuy vậy, theo ông Thành, xử lý dịch gắn với phục hồi kinh tế với những nhóm biến số hết sức phức tạp. Nhưng trong các kịch bản, những chuẩn bị tính đến yếu tố rủi ro hơn lại thấy hơi mờ nhạt. Chẳng hạn, có những lý do bất khả kháng không đến từ bên ngoài mà chính từ bên trong bởi biến chủng vi rút nào đó bùng phát, hoặc nỗ lực phủ vắc xin lại gặp trở ngại… Giả sử như vậy thì khâu chuẩn bị, quản trị rủi ro thế nào? Các bước đi có hàm ý về rủi ro, nhưng không thấy rõ và như vậy nếu có xảy ra, chúng ta có bình tĩnh xử lý được không hay lại lúng túng? Thế nên các kịch bản cần bám sát tình hình, diễn biến của dịch bệnh, nếu có biến cố, cú sốc xảy ra, vẫn có hướng giải quyết. Như vậy, phải có kịch bản cho những tình huống đó để tránh lúng túng. Bên cạnh đó, liên quan an sinh xã hội song song với hoạt động kinh tế cũng cần tính toán hết sức cụ thể hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.