Đỗ Việt Anh, người đưa The Jailbreak về Việt Nam

25/03/2016 14:38 GMT+7

Tổ chức một chương trình không phải là chuyện đơn giản, đằng này lại là một chương trình với 'format' hoàn toàn mới như 'The Jailbreak' thì mức độ thành công lại càng khó, nhưng Đỗ Việt Anh, một du học sinh Việt đã làm được điều đó.

Tổ chức một chương trình không phải là chuyện đơn giản, đằng này lại là một chương trình với 'format' hoàn toàn mới như 'The Jailbreak' thì mức độ thành công lại càng khó, nhưng Đỗ Việt Anh, một du học sinh Việt đã làm được điều đó.

Việt Anh tại hội nghị về Công nghệ World Business DialogueViệt Anh tại hội nghị về Công nghệ World Business Dialogue
Thoạt nhìn, Đỗ Việt Anh dễ mang lại cho người đối diện cảm giác thân thiện, hiền lành như hình ảnh của một cậu “mọt sách”. Nhưng sau khi nghe những câu chuyện về “cái sự liều” không giới hạn của 9X này trong quá trình đưa The Jailbreak đến với giới trẻ Việt, bạn sẽ hoàn toàn thay đổi cách nhìn nhận về cậu bạn này và Việt Anh đã dành cho Thanh Niên Online cuộc trò chuyện thú vị.
* Lý do nào khiến anh quyết định đưa The Jailbreak về Việt Nam?
The Jailbreak là một chương trình phi lợi nhuận được tạo ra với mục đích gây quỹ từ thiện tại Việt Nam được phỏng theo mô hình Jailbreak của tổ chức Raising and Giving (RAG) tại Anh Quốc. Chương trình được đồng sáng lập bởi một nhóm các bạn du học sinh Việt Nam.
The Jailbreak gồm 2 giai đoạn: 'Warm-up' và 'Hell Hours - 36h'.
Ở thử thách thứ nhất, các đội chơi phải gây quỹ từ thiện cho The Jailbreak nhằm hỗ trợ tổ chức Orphan Impact bằng tất cả các cách họ có thể nghĩ ra.
Giai đoạn 2 chính là thử thách quan trọng nhất của cuộc thi: 'Hell Hours - 36h'. Ở thử thách này, các đội chơi khi tham gia sẽ xuất phát tại cùng một vị trí, sau đó sẽ cố gắng xin đi “quá giang” (không dùng tiền) bằng bất cứ phương tiện nào tới một địa điểm xa nhất có thể trong vòng 36 giờ.
Kỷ lục “khủng” nhất của The Jailbreak tính đến thời điểm hiện tại thuộc về đội Fire với đích đến cuối cùng là… Nepal.

- Năm 2013, một người bạn rủ mình tham gia chương trình The Jailbreak. The Jailbreak ở Anh diễn ra hằng năm, có cả những đội đến từ Mỹ, Úc, Thái Lan và hoàn toàn không tốn phí.
Chương trình có vẻ “ảo ảo”, nghĩa là mình không hiểu người ta làm thế nào mà có thể xin đi nhờ xa được đến như vậy, thấy hứng thú nên mình tham gia và đây đúng là một chương trình rất hay dành cho học sinh, sinh viên, thế nên mình đưa nó về Việt Nam.
* Những khó khăn bước đầu của The Jailbreak?
- Thứ nhất, mình không phải dân chuyên đi phượt nên không biết việc đi phượt ở Việt Nam khác với đi phượt ở châu Âu như thế nào.
Ban đầu, khi mình hỏi bạn bè ở Việt Nam thì họ bảo văn hóa đi nhờ kiểu bên Âu (ra đường đứng vẫy tay xin đi nhờ) hiếm có ở Việt Nam. Nhưng khi chơi ở Anh, mình thấy cũng khó ngang nhau, tức là khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ mình mới xin đi nhờ được. Do đó mình nghĩ không có một thước đo định tính hay định lượng nào cho thấy được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa về vấn đề này, nên mình liều mang The Jaibreak về.
Thứ hai, mình từng sợ rằng sẽ không xin được bất cứ gói tài trợ nào, vì phần lớn các nhà tài trợ đều nhìn vào kết quả mà bạn đạt được hoặc bạn phải đến từ một tổ chức có uy tín. Mình chẳng có gì cả. Tuy nhiên, cuối cùng, sau 4 - 5 lần bị từ chối thì mình cũng xin được tài trợ.
Việt Anh cùng bạn tham gia The Jailbreak tại Anh Quốc
Việt Anh cùng bạn tham gia The Jailbreak tại Anh
* Quá trình hình thành ban tổ chức diễn ra như thế nào?
Đỗ Việt Anh
Sinh năm: 1994
Đang là sinh viên trường Đại học Warwick – top 5 trường Đọc học ở Anh.
Đại biểu hội nghị về Công nghệ World Business Dialogue
- Ban đầu, mình bàn với một người bạn thân của mình, là bạn Đặng Diệu Hương, khi đó cũng đang về Việt Nam nghỉ hè. Hai đứa mình cùng nhau viết những dòng đầu tiên cho hồ sơ. Sau đó, mình bắt đầu tuyển bộ phận “khó nhằn” nhất là designer, vì những designer giỏi thì không bao giờ làm miễn phí, và gu thiết kế của họ còn phải hợp với tính chất chương trình nữa. Sau 6 người từ chối, tụi mình gặp may mắn ở người thứ 7.
Về khâu xin tài trợ, tổ chức đầu tiên mà mình nghĩ đến là AIESEC Việt Nam, vì họ có cơ sở dữ liệu sẵn nên mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Qua mạng lưới bạn bè, một bạn trong AIESEC biết đến và đồng ý giúp mình về khoản này.
Về khâu truyền thông, thật sự, mình không có một chiến lược truyền thông cụ thể nào cả. Tụi mình chỉ làm những việc rất “thủ công” như "group seeding", "forum seeding" (nhóm chia sẻ lên các trang mạng xã hội), nhờ đăng bài ở các fanpage chuyên chia sẻ cơ hội việc làm, cả việc năn nỉ các báo để đăng bài.
Thấy chưa đủ, tụi mình còn đến tận các lớp trong một số trường đại học như Đại học Ngoại thương, Kinh tế - Luật, Quốc tế … để quảng bá cho chương trình trong một khoảng thời gian khá dài. Nhưng vì tụi mình không xin được các trường cho đặt bàn để quảng bá nên đành… giả dạng thành sinh viên của trường và các giảng viên cũng tạo điều kiện bằng cách cho tụi mình 2 - 3 phút để nói.
Việt Anh tham gia truyền thông cho chương trình
Việt Anh (giữa) tham gia truyền thông cho chương trình
* Thành viên ban tổ chức phần lớn là bạn bè, người quen của anh?
- Không. 12 người nhưng chỉ có 2 người là người quen của mình thôi.
* Làm việc với 10 người lạ như vậy thì có khó khăn gì?
- Ngoài việc trễ deadline, một số bạn có cách làm việc khá cảm tính. Thêm nữa, vì mọi người không được trả lương khi tham gia làm chương trình nên mình phải tạo một môi trường làm việc thú vị để họ có động lực làm việc. Khá may mắn là team mình toàn những bạn khá cởi mở nên môi trường rất vui và thoải mái.
* Tuy làm việc vui nhưng vẫn không tránh những mâu thuẫn nội bộ nhỉ?
- Ngay từ ban đầu, bản thân mình cũng không tin vào cộng sự của mình (cười), vì bạn ấy chưa tổ chức nhiều sự kiện. Nhưng rồi sau những gì bạn ấy nói và làm, mình thật sự tin bạn ấy. Một khó khăn nữa bắt nguồn từ một hội chứng mình tự đặt tên: hội chứng “student leader”.
Ví dụ, khi người khác đóng góp ý kiến cho chương trình và bạn thấy những ý kiến đó không theo định hướng ban đầu của bạn, mặc dù trên thực tế, những ý kiến đó hoàn toàn đúng, chỉ do bạn học tập ở nước ngoài nên không nắm được tình hình. Do đó, bạn không đánh giá cao những ý kiến đó. Cũng may mắn là mình nhận ra được điều đó và đã sửa sai kịp thời, không thì cũng “tiêu” rồi.
Đỗ Việt Anh 1Các thành viên trong chương trình đang bán bánh mì để gây quỹ cho chương trình
* Những chia sẻ của anh với các bạn trẻ đang ấp ủ nhiều ý tưởng nhưng chưa dám thực hiện?
- Nếu có ý tưởng, hãy cứ bắt tay vào làm! Nhưng cũng phải biết dừng đúng lúc và nên bắt đầu từ những việc nhỏ rồi nâng cấp dần lên.
Bên cạnh đó, trong một số sự kiện xảy ra trong cuộc đời của bạn, khi tham gia những sự kiện, chương trình, dù là học thuật hay giải trí, bạn nên quan sát để có kinh nghiệm. Về sau, bạn sẽ tạo được một giá trị hay một cái gì đó cho riêng mình. Và hãy đi du lịch nhiều lên để lấy ý tưởng.
* Muốn đi du lịch nhưng không đủ tiền thì sao ?
- Thì hãy tham gia The Jailbreak! (cười lớn)
* Xin cảm ơn Đỗ Việt Anh!
#factsaboutTheJailbreak2014
1. Địa điểm xa nhất mà đội chơi của The Jailbreak 2014 đặt chân đến là Nepal.
2. The Jaibreak 2014 mở bán vé trong vòng 14 ngày, nhưng đến ngày 12, số lượng vé bán ra là … 0 vé!
3. Ngày cuối cùng, số lượng vé bán ra lại lên đến 80 vé.
4. 20 - là mục tiêu về số lượng người chơi mà ban tổ chức đặt ra ban đầu.
5. 18 - là số đội chơi của The Jailbreak mùa đầu tiên.
6. Huế và Hà Nội là hai địa điểm có nhiều đội dừng chân nhất sau thử thách 36 giờ.
7. Các đội chơi xin “quá giang” từ tàu hỏa, xe khách đến… xe đầu kéo container.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.