Đỗ Nhật Nam 'hiến kế' về chương trình giáo dục phổ thông

12/12/2015 17:44 GMT+7

Là đại biểu nhỏ tuổi tham dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam - khai mạc hôm nay 12.12, nhưng Đỗ Nhật Nam (14 tuổi) đã khiến cả khán phòng bị cuốn hút với phần tham luận ngắn gọn, cách trình bày tự tin của mình.

Là đại biểu nhỏ tuổi tham dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam - khai mạc hôm nay 12.12, nhưng Đỗ Nhật Nam (14 tuổi) đã khiến cả khán phòng bị cuốn hút với phần tham luận ngắn gọn, cách trình bày tự tin của mình.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bắt tay, trò chuyện cùng Đỗ Nhật NamChủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bắt tay, trò chuyện cùng Đỗ Nhật Nam

Đỗ Nhật Nam đề nghị cần thay đổi tích cực về chương trình và sách giáo khoa. Ví dụ, chương trình coi trọng thực hành và trải nghiệm thực tế hơn. Khi học sinh tự tay làm thí nghiệm hoặc được học qua quá trình trải nghiệm thì rõ ràng bài học ấy sẽ dễ hiểu và dễ nhớ hơn.

Chương trình nên khuyến khích khả năng tự học của học sinh, gồm những bài tập bắt buộc và cả bài tập tự chọn. “Ở trường học mà em học tập ở Mỹ, học sinh sẽ được đánh giá cao hơn ở những bài học bắt buộc vì như vậy là đánh giá cao khả năng sáng tạo, tìm tòi trong quá trình học tập của học sinh”, Nam cho hay.

Nam cũng đề nghị chương trình cần hạn chế các bài tập khiến học sinh có thể học thuộc lòng bằng các dự án học tập, mỗi dự án như vậy khiến học sinh phải tìm tòi, vừa học lý thuyết vừa thực hành để đưa ra kết quả dự án. Môn ngoại ngữ cần được chú trọng và thay đổi về phương pháp trong chương trình thay vì chỉ chú trọng về ngữ pháp như hiện nay.

Việc đánh giá học sinh theo hướng hiện đại và nhân văn hơn cũng được Nam đề cập đến, khi cho rằng việc đánh giá nên mang tính cá nhân hơn, không nên công khai kết quả học tập của tất cả học sinh và dưới mỗi kết quả học tập cần có sự phân tích kỹ của giáo viên vì sao đạt kết quả như vậy, cần phải cố gắng như thế nào, không nên chỉ chấm điểm mà không có nhận xét.

Ngoài ra, Nam cũng đề nghị bổ sung một số môn học mới rất cần thiết cho người học. Ví dụ, môn học về định hướng nghề nghiệp, giúp cho học sinh tránh việc chọn nhầm nghề, sai nghề sau này hoặc việc dạy cách học cho học sinh khi mà năng lực tự học của học sinh hiện còn rất hạn chế.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.