Điều trị thoát vị đĩa đệm theo các giai đoạn của bệnh

14/06/2019 08:00 GMT+7

Nhận biết và điều trị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm giúp bệnh nhân phục hồi tốt, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 1: Nhân nhầy bắt đầu biến dạng, nhưng bao xơ bên ngoài chưa bị rách. Người bệnh chỉ có cảm giác tê cứng, đau ở mức độ nhẹ và thoáng qua. Do đó rất ít ai có thể phát hiện và chữa thoát vị đĩa đệm ngay từ giai đoạn đầu tiên.
Giai đoạn 2: Bao xơ bị đứt rách, nhân nhầy chui qua khe hở này để thoát ra ngoài, hình thành khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh. Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, tái phát nhiều lần, kèm theo cảm giác kim châm hoặc kiến bò tương ứng với vùng đau.
Giai đoạn 3: Khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh khá nặng, cơn đau lan ra các chi, làm hạn chế vận động. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh bị đau vùng cổ, vai gáy và lan dọc theo cánh tay, xuất hiện chứng tê cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có triệu chứng đau dữ dội ở vùng thắt lưng, đau lan xuống hông, mông, dọc theo đùi, cẳng chân và bàn chân (gọi là đau thần kinh tọa).
Chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm rõ rệt, có biểu hiện chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân. Nếu không điều trị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn này, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng đáng ngại.
Giai đoạn 4: Bao xơ bị phá vỡ hoàn toàn, nhân nhầy biến dạng nhiều, tổn thương rễ thần kinh nặng, khoang đốt sống giảm hẳn. Cơn đau không dứt, đau tăng mạnh khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh. Các biến chứng thường gặp như: teo cơ (xảy ra ở một bên trái/phải hoặc cả hai bên), rối loạn cơ tròn (đại tiểu tiện mất kiểm soát), rối loạn cảm giác (mất cảm giác nóng lạnh, mất phản xạ gân xương), tàn phế (mất hoàn toàn khả năng vận động).

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay

Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu, khi chứng đau ở mức độ nhẹ, người bệnh thường có thói quen dùng thuốc để điều trị. Các thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm thuốc giảm đau đơn thuần (paracetamol), giảm đau chống viêm không steroid (diclofenac, meloxicam), giảm đau thần kinh (neurontin). Trong trường hợp bệnh nhân bị co cứng cơ cạnh cột sống, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn cơ (mydocal, myonal).
Tuy nhiên, những loại thuốc trên dùng đường toàn thân có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến dạ dày và chức năng gan, thận, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, loãng xương. Có không ít trường hợp lạm dụng thuốc một cách thái quá và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Hiện y học đánh giá rất cao về tính an toàn và hiệu quả của liệu trình trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu:
- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): Dựa vào kỹ thuật nắn chỉnh, sắp xếp các đốt sống sai lệch, bác sĩ sẽ giải phóng sự chèn ép ở dây thần kinh của người bệnh. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là giải quyết được nguyên nhân gốc rễ - tác nhân gây đau, an toàn với mọi đối tượng. ACC là một trong những phòng khám đầu tiên áp dụng trị liệu thần kinh cột sống tại Việt Nam.
- Vật lý trị liệu: Để khôi phục các cơ bị co cứng và đẩy nhanh tốc độ làm lành của đĩa đệm, người bệnh có thể tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Bác sĩ Timothy Gallivan (phòng khám ACC) cho biết: “Bên cạnh các bài tập được thiết kế riêng, bệnh nhân còn điều trị với máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, trị liệu tia laser thế hệ IV hoặc trị liệu Pneumex Pneuback. Đây là những thiết bị hiện đại theo công nghệ Hoa Kỳ được ACC trang bị để phục vụ cho việc điều trị các bệnh liên quan đến cột sống, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm”.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ nên lựa chọn phẫu thuật là phương pháp cuối cùng khi khối thoát vị chèn ép toàn bộ rễ thần kinh và đã điều trị theo phương pháp bảo tồn nhưng không khỏi. Trước khi quyết định phẫu thuật, bệnh nhân và người nhà nên được bác sĩ tư vấn kỹ càng về những rủi ro có thể xảy ra và chi phí cho toàn bộ ca phẫu thuật.
Khi có triệu chứng đau bất thường tại cột sống, bạn cần đi khám ngay tại các chuyên khoa xương khớp hoặc thần kinh cột sống để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đau và điều trị tận gốc chứ không đơn thuần điều trị triệu chứng. Tùy theo từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, việc chữa thoát vị đĩa đệm cần có thời gian và sự kiên trì của bệnh nhân.
“Nhiều bệnh nhân đã kiên trì theo hết liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm tại ACC và đạt hiệu quả tốt mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật”, bác sĩ Timothy Gallivan cho biết thêm.
Tìm hiểu về phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC): https://acc.vn
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.