Dị ứng thức ăn khác không dung nạp thực phẩm ra sao?

23/01/2019 14:00 GMT+7

Sự khác biệt giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm có thể được xác định dựa trên phản ứng cơ thể của bạn.

Phản ứng vật lý với một số loại thực phẩm như đường sữa thường phổ biến, nhưng phần lớn các trường hợp là do không dung nạp thực phẩm thay vì do dị ứng thực phẩm.
Không dung nạp thực phẩm có thể kích hoạt một số phản ứng tương tự như dị ứng thức ăn, vì vậy cả hai thường hay bị nhầm lẫn với nhau.

Dị ứng thức ăn khác không dung nạp thực phẩm ra sao?

Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn là khi hệ thống miễn dịch của bạn nhầm lẫn một thành phần trong thực phẩm là “kẻ xâm lấn” gây hại cho cơ thể và tạo ra hệ thống bảo vệ (kháng thể) để chống lại nó. Bạn có thể biết mình có bị dị ứng thức ăn hay không ngay từ khi còn bé, tùy thuộc vào thời điểm đầu tiên tiếp xúc với loại thực phẩm cụ thể.
Trong một số trường hợp, phản ứng khi bị dị ứng thức ăn có thể nguy hiểm cho tính mạng. Các loại thực phẩm phổ biến gây dị ứng thức ăn là cá, động vật có vỏ, các loại hạt, trứng, đậu phộng và sữa.

Không dung nạp thực phẩm là gì?

Nguyên nhân khiến cơ thể không dung nạp thực phẩm là do không có enzyme cần thiết để tiêu hóa hoàn toàn một số thực phẩm nhất định. Người mắc chứng không dung nạp thức ăn thường phát hiện tình trạng của mình khi đã ở tuổi trưởng thành và họ bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thức ăn.
Các triệu chứng của không dung nạp thực phẩm thường không nghiêm trọng bằng và cần nhiều thời gian hơn để biểu hiện ra ngoài so với dị ứng thức ăn. Chứng không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất là với lactose có trong sữa hay các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, nhiều người cũng mắc chứng không dung nạp thực phẩm có chứa gluten, fructose, mì chính, chất tạo ngọt nhân tạo…

Triệu chứng của cơ thể là gì?

Bên cạnh những biểu hiện giống nhau như đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa và hội chứng rò rỉ ruột, còn có nhiều triệu chứng khác nhau khi bạn bị dị ứng thức ăn hay không dung nạp thực phẩm.
Người bị mắc dị ứng thức ăn thường bị phát ban, nổi mề đay, thở gấp, ngứa ngáy trên da, sưng mặt và mắt sưng húp. Trong khi đó, người bị không dung nạp thức ăn thường bị đầy bụng, đau đầu hay đau nửa đầu, tiêu chảy, mệt mỏi.

Làm gì khi bị dị ứng thức ăn và không dung nạp thực phẩm

Gặp ngay bác sĩ hay đến các cơ sở y tế gần nhất được hỗ trợ kịp thời khi bạn gặp các triệu chứng dị ứng thức ăn hay không dung nạp thực phẩm. Luôn đọc kỹ các thành phần trên nhãn mác của sản phẩm trước khi sử dụng.
Bài viết được tham khảo từ Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore, trung tâm y tế hàng đầu với lịch sử 40 năm với chuyên gia giàu kinh nghiệm và công nghệ khám chữa bệnh hiện đại.
Nhận hỗ trợ ngay từ Việt Nam và đăng ký để nhận tư vấn từ các chuyên gia tại Mount Elizabeth Singapore: http://bit.ly/2NIul4d
Tại TP.HCM: tòa nhà Charmington La Pointe, Block B, Tầng 3, căn hộ số 311, số 181 Cao Thắng (nối dài), P.12, Q.10,TP.HCM.
Tại Hà Nội: tầng 5, số 110 - 112 Bà Triệu, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội.
       
Bác sĩ Eric Wee là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện Mount Elizabeth Novena Singapore. Ông chuyên các vấn đề về hệ tiêu hóa và đường ruột, cũng như các bệnh liên quan đến tụy và gan. Ông thực hiện phương pháp nội soi cho bệnh nhân bị ung thư đường tiêu hóa mà không thể phẫu thuật.
       
Bác sĩ Othello Dave là bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng - phẫu thuật đầu cổ.
Ông đã từng là giảng viên môn khoa học sức khỏe tại Đại học bách khoa Ngee Ann, và công tác khám bệnh tại khoa tai mũi họng Khoa phẫu thuật) bệnh viện phụ nữ và trẻ em KK.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.