Dị dạng mạch máu não có gây tử vong?

11/03/2015 09:00 GMT+7

Bạn đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên bạn bị đau đầu dữ dội, bất ngờ lên cơn động kinh hoặc co giật toàn thân…, đó có thể là dấu hiệu của bệnh dị dạng mạch máu não - bệnh có nguy cơ gây tử vong cao mà bạn không thể xem thường.

Bạn đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên bạn bị đau đầu dữ dội, bất ngờ lên cơn động kinh hoặc co giật toàn thân…, đó có thể là dấu hiệu của bệnh dị dạng mạch máu não - bệnh có nguy cơ gây tử vong cao mà bạn không thể xem thường.

1. Tìm hiểu về dị dạng mạch máu não (DDMMN):
Dị dạng mạch máu (DDMM) là sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể. Mạch máu não tại khu vực não bộ thường được chia thành nhiều nhánh nhỏ. Đến một điểm nhất định, các mạch máu sẽ phân nhánh thành nhiều mạch nhỏ gọi là mao mạch. Mao mạch có đường kính bằng một tế bào máu, khoảng một phần năm kích thước sợi tóc con người. Bình thường con người có rất nhiều mao mạch, dòng chảy và áp suất bên trong mao mạch rất thấp.

Do sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch nên máu lưu thông qua mạch máu dị dạng với áp suất cao và nhanh. DDMM gây ra rất nhiều vấn đề mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh (co giật).
Bác sĩ Manish Taneja, Trung Tâm Thần Kinh, Bv Raffles Singapore
2. Triệu chứng của dị dạng mạch máu não (DDMMN):
Các triệu chứng điển hình của DDMMN bao gồm:
- Nhức đầu dữ dội
- Động kinh, lên cơn co giật
- Xuất huyết (có tới gần 50% bệnh nhân bị DDMMN sẽ bị xuất huyết)
- Có triệu chứng giống như đột quỵ do áp lực lên não bộ
3. Xét nghiệm chẩn đoán DDMMN:
DDMMN có thể được chẩn đoán qua chụp cộng hưởng từ não (chụp MRI não). Sau khi phát hiện được dị dạng mạch máu thì một đánh giá sâu hơn cần được thực hiện đó là chụp hình mạch máu não (chụp Angiogram não). Chụp Angiogram não giúp bác sĩ có cái nhìn chính xác về vị trí, kích thước, hình dạng của đoạn mạch dị dạng đồng thời lên được biểu đồ huyết mạch nơi mạch máu dị dạng phát sinh.
4. Điều trị DDMMN như thế nào?
Bác sĩ Manish Taneja - Bác sĩ phẫu thuật vi mạch tại bệnh viện Raffles Singapore chia sẻ: “Điều trị DDMM bên trong động tĩnh mạch có 3 phương pháp: phẫu thuật mở truyền thống, xạ phẫu, và phẫu thuật thắt mạch theo phương pháp xâm lấn tối thiểu. Phẫu thuật thắt mạch được sử dụng rộng rãi trong điều trị DDMM hơn vì bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày hoặc một ngày sau phẫu thuật và bác sĩ hoàn toàn có thể khóa mạch máu dị dạng bằng nhiều vật liệu khác nhau, ngăn chặn máu lưu thông qua mạch dị dạng, giảm tối thiểu khả năng mất máu và độ an toàn cao hơn”.
Bác sĩ Manish Taneja cũng chia sẻ thêm: “Không chỉ có chứng DDMMN gây cho bệnh nhân bị xuất huyết não và đột quỵ khi mạch bị vỡ mà chứng phình mạch máu não cũng là nguyên nhân phổ biến”.
5. Tư vấn điều trị DDMMN ở đâu?
Vào thứ bảy, ngày 28.3, bác sĩ Manish Taneja, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực điều trị chứng dị dạng mạch máu não, chứng phình mạch máu não và suy giãn tĩnh mạch của Bệnh viện Raffles Singapore sẽ có mặt tại TP.HCM. Bệnh nhân có nhu cầu gặp gỡ, tư vấn MIỄN PHÍ cùng bác sĩ Manish, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
A. Văn phòng Đại diện Bệnh viện Raffles tại TP.HCM
Tòa nhà Landmark, Phòng 2.3A, Lầu 2,
Số 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1.
Điện thoại: 08-3822 6086/ 08-3822 7236
Hotline: +84947815338 , +84964918966 , +84906280301
B. Văn phòng Thông tin Y tế Bv Raffles tại Hà Nội
Phòng 13, Tầng 9, Tòa nhà Tây Hà, Đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài)
Điện thoại: 04-2215 3544
Hotline: +84913560450
Bác sĩ Manish Taneja là chuyên gia can thiệp mạch máu và chẩn đoán hình ảnh. Ông tốt nghiệp Đại học Y Maulana Azad - Delhi năm 1995. Sau khi hoàn thành đào tạo sau đại học tại Ấn Độ, ông chuyển đến Anh để đào tạo chuyên sâu trong chẩn đoán hình ảnh tại các chương trình Wales (đào tạo cao hơn sau khi đào tạo y tế ban đầu). Ông được đào tạo như một chuyên gia có chứng chỉ trong 05 năm và đã được trao Giấy chứng nhận hoàn thành chuyên gia đào tạo trong chẩn đoán hình ảnh năm 2005, do đó ông có thể làm việc như một chuyên gia tư vấn tại Anh.
Năm 2005, bác sĩ Manish Taneja chuyển đến Canada để theo đuổi một năm học bổng trong mạch máu và can thiệp hình ảnh ở Đại học Health Network bao gồm Bệnh viện Toronto, Bệnh viện Mount Sinai, Bệnh viện Princess Margaret và Bệnh viện Toronto Western. Ông được đào tạo trong tất cả các khía cạnh của quy trình phóng xạ xâm lấn tối thiểu bao gồm động mạch ngoại biên và can thiệp tĩnh mạch endovascular, can thiệp gan mật, can thiệp ung thư, can thiệp phụ khoa, thận và lọc máu cần can thiệp.
Bác sĩ Manish Taneja từng là nghiên cứu sinh về can thiệp thần kinh sau khi hoàn thành kỳ thi cấp giấy phép tại Mỹ. Ông nhận học bổng một năm ở Đại học Washington School of Medicine, bao gồm Trung tâm Y tế Harborview, Đại học Y khoa Washington và Bệnh việnTrẻ em Seattle. Ông được đào tạo trong tất cả các khía cạnh của các thủ tục xâm lấn tối thiểu trong não, đầu và cổ, cũng như cột sống, đặc biệt chú trọng điều trị chứng phình động mạch não endovascular, đột quỵ và các dị tật arterio-tĩnh mạch.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.