Đề phòng Trung Quốc, không quân Mỹ phân tán lực lượng khắp Thái Bình Dương

30/01/2021 15:03 GMT+7

Không quân Mỹ phân tán lực lượng ở khắp Thái Bình Dương, điều động máy bay quân sự đến những sân bay trên những đảo hẻo lánh nhằm đề phòng tên lửa Trung Quốc .

Trong cuộc tập trận trận vào tháng 2, không quân Mỹ sẽ đánh giá triển khai nhanh các máy bay quân sự bay đến và từ những sân bay xa xôi hẻo lánh trong khu vực, theo trang tin Business Insider.
“Căn cứ không quân Anderson ở đảo Guam vốn là trung tâm của Không quân ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, căn cứ Anderson nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc", Chuẩn tướng Jeremy Sloane, chỉ huy Không đoàn 36 tại Căn cứ Anderson, cho biết.
“Tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình trở thành mối đe dọa đối với các căn cứ chính và tạo ra những thách thức mới cho quân đội Mỹ", ông Sloane cho biết thêm.

Quân đội Mỹ: máy bay Trung Quốc ở biển Đông không gây đe dọa

Do đó, quân đội Mỹ tăng cường năng lực của các lực lượng cho hoạt động viễn chinh và Không quân trong những năm gần đây tập trung vào chiến thuật Triển khai Tham chiến Nhanh chóng (ACE).
Trong khuôn khổ ACE, không quân Mỹ mở rộng mạng lưới các sân bay hoặc đường băng ở những đảo hẻo lánh khắp Thái Bình Dương, tạm gọi sân bay vệ tinh nhằm phân tán lực lượng.
Ông Sloane lưu ý những "phi công đa năng" được đào tạo để làm nhiều công việc khác nhau, chẳng hạn như bảo trì, trang bị vũ khí và “tiếp nhiên liệu nóng” cho máy bay và đây là những điều cần thiết trong ACE.

Một chiếc C-130J của Không quân Hoa Kỳ hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Andersen trong cuộc tập trận ngày 19.9.2020.

Không quân Mỹ

Tiếp nhiên liệu nóng là việc tiếp nhiên liệu trong khi động cơ máy bay đang hoạt động. Ngoài máy bay tiếp liệu trên không, máy bay vận tải C-130 có thể chuyển thùng nhiên liệu đến những sân bay vệ tinh để các phi công tự tiếp nhiên liệu nóng.
Hồi năm 2020, lực lượng không quân từng diễn tập tự tiếp nhiên liệu nóng cho 2 chiến đấu cơ F-22 ngay tại Sân bay Quốc tế Koror của Palau.
Ông Sloane lưu ý lực lượng không quân đã sửa chữa đường băng tại Sân bay Koror, Palau và thiết lập sân bay vệ tinh mới trên đảo Angaur (dân số 130 người) của Palau. Trước đó, đảo quốc Palau đã ký thỏa thuận với Mỹ cho phép Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự ở nước này.

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo: mối nguy mới từ Trung Quốc dành cho Mỹ

Mỹ cũng đang tìm cách ký kết thỏa thuận với các đảo quốc, vùng lãnh thổ khác khắp Thái Bình Dương để thiết lập sân bay hoặc đường băng quân sự vệ tinh. Các sân bay vệ tinh đã được thiết lập ở vùng lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ là Tinian và Saipan.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.