Đề nghị đưa dịch vụ Viber, Skype, WeChat vào luật An toàn thông tin

04/06/2015 10:42 GMT+7

(TNO) Đây là đề nghị của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội khi thẩm tra về dự luật An toàn Thông tin. Báo cáo thẩm tra vừa được trình tại phiên họp Quốc hội sáng nay 4.6.

(TNO) Đây là đề nghị của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội khi thẩm tra về dự luật An toàn Thông tin. Báo cáo thẩm tra vừa được trình tại phiên họp Quốc hội sáng nay 4.6.

an-ninh-mangCác dịch vụ như Viber, skype... hiện rất phát triển, nguy cơ mất ATTT qua các dịch vụ này là rất cao nhưng dự luật ATTT chưa có quy định về vấn đề này (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
- Ảnh: Slashgear
Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình dự Luật An toàn thông tin (ATTT), Bộ trưởng Bộ thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, mục tiêu của dự luật này là nhằm hoàn thiện pháp luật về ATTT theo hướng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định trong lĩnh vực này.
Dự luật cũng được xây dựng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ATTT; ngăn chặn những hành vi lợi dụng mạng gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, phân định trách nhiệm rõ của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTT…
Liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, qua thẩm tra, Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội cho rằng, đây là một vấn đề rất phức tạp nhưng lại chỉ được quy định trong 5 điều của dự luật. Trong khi đó, có rất nhiều quốc gia đã ban hành một đạo luật riêng về bảo vệ dữ liệu cá nhân, như Pháp, Ý, Hà Lan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Theo cơ quan thẩm tra, quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng phải là một nội dung cơ bản, quan trọng trong luật này. Nhưng quy định trong dự thảo luật có dung lượng và nội hàm còn nhiều hạn chế. Dự thảo cũng chưa chỉ ra được những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân cũng như chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
Vẫn theo cơ quan thẩm tra, các quy định liên quan trong dự luật mới chỉ tập trung vào việc bảo vệ các thông tin cá nhân trên mạng được nắm giữ và xử lý bởi các tổ chức, cá nhân với mục đích thương mại, kinh doanh. Còn đối với việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân nhằm các mục đích khác, hoặc do các cơ quan nhà nước nắm giữ, xử lý lại chưa rõ cơ chế bảo vệ như thế nào.
Vấn đề khác mà Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường chỉ ra qua quá trình thẩm tra dự luật này là hiện nay, các dịch vụ OTT (over the top) như Viber, skype, wechat, facetime... rất phát triển, nguy cơ mất ATTT qua các dịch vụ này là rất cao. Nhưng dự thảo chưa có quy định rõ về các vấn đề này, cần bổ sung quy định về các dịch vụ này trong dự Luật ATTT.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.