Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về sụt lún, thảo luận các phương án giảm nhẹ và thích ứng với tình trạng này ở ĐBSCL và cả TP.HCM. Tại đây, các số liệu vệ tinh được thu thập, xử lý và đưa ra đã vẽ nên một bức tranh khắc nghiệt về các tình trạng sụt lún đất tại ĐBSCL và TP.HCM.
![]() Chuyên gia Gualbert Oude Essink, Hà Lan chia sẻ thông tin về sụt lún tại hội thảo
Đình Tuyển |
Đặc biệt trong báo cáo về tình hình sụt lún đất và khai thác nước ngầm liên quan đến sụt lún ở TP.HCM và ĐBSCL, ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết, kết quả quan trắc thực hiện 10 năm qua, có 306/339 điểm quan trắc cho thấy hai khu vực này lún từ 0,1 - 81 cm. Nơi lún nhiều nhất là phường An Lạc, quận Bình Tân, (TP.HCM) với tổng độ lún 81 cm trong 10 năm. Các tỉnh An Giang, Long An... có tổng độ lún nhỏ nhất. Cũng theo báo cáo này có 33 điểm quan trắc không sụt lún, thậm chí được nâng thêm; trong đó TP.HCM có 5 điểm. Những khu vực quan trắc đều là những nơi có đường giao thông và khu vực đô thị.
![]() Sụt lún và ngập lụt ngày càng nghiêm trọng ở ĐBSCL và TP.HCM ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân
Đình Tuyển |
![]() Nguồn nước ngầm cũng đang dần cạn kiệt
Đình Tuyển |
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng dù có ngừng khai thác nước ngầm hoàn toàn thì cũng không thể ngăn chặn được hiện tượng sụt lún nhưng chắc chắn tốc độ sụt lún có thể nhờ đó mà giảm thiểu.
Hội thảo cũng tập trung thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến về những lĩnh vực khác nhau như đo lương mức độ sụt lún, những lý do địa chất và tác động của hiện tượng này đối với cuộc sống của người dân; bằng cách nào có thể làm chậm quá trình sụt lún; vai trò của trầm tích đối với đất bề mặt...
Những nội dung được trình bày đều nêu bật tính cấp thiết của vấn đề sụt lún đất tại ĐBSCL và TP.HCM, đó là phải có hành động cụ thể để thích ứng và sống chung với sụt lún đất.