Đánh con, 'ông bố đã vi phạm pháp luật'

16/12/2015 10:52 GMT+7

Sau khi thông tin em Nguyễn Thị T., 14 tuổi bị bố đẻ bạo hành đăng tải trên Thanh Niên, đại diện T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã về nhà riêng để thăm hỏi, động viên em T.

Sau khi thông tin em Nguyễn Thị T., 14 tuổi bị bố đẻ bạo hành đăng tải trên Thanh Niên, đại diện T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã về nhà riêng để thăm hỏi, động viên em T.

Anh Vũ Minh Lý thăm hỏi, động viên em Nguyễn Thị T.Anh Vũ Minh Lý thăm hỏi, động viên em Nguyễn Thị T.
Chiều 15.12, theo chỉ đạo của Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư, anh Vũ Minh Lý, Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó trưởng ban Đoàn kết - tập hợp thanh niên T.Ư Đoàn, Giám đốc Trung tâm tình nguyện quốc gia cùng nhiều cán bộ T.Ư Đoàn đã có mặt tại nhà riêng em Nguyễn Thị T., thôn Liên Bộ, xã Liên Chung, Bắc Giang thăm hỏi, động viên.
Trao đổi với Thanh Niên, anh Vũ Minh Lý bày tỏ bức xúc khi tận mắt chứng kiến nỗi đau thể xác, tinh thần mà em Nguyễn Thị T. đang phải chịu đựng: “Mỗi người sinh ra đều có quyền an toàn. Không ai có quyền xâm phạm thân thể của người khác, kể cả cha mẹ. Việt Nam đã có luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật phòng chống bạo lực gia đình. Ngay từ năm 1990, Việt Nam cũng đã ký phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Ông bố này đã sai rồi. Sai ngay từ cách nghĩ và hành động. Dạy bảo con cái là trách nhiệm xã hội giao cho những người làm cha mẹ, và đó cũng là quyền đã được Nhà nước thừa nhận, tuy nhiên dạy bảo như thế nào thì cha mẹ cũng phải biết, phải được học và phải phù hợp với luật pháp cũng như đạo đức xã hội. Vì vậy, có thể thấy hành vi của ông bố này là vi phạm pháp luật và không thể chấp nhận được".
con-gai-14-tuoi-bi-bo-de-danh-nhap-vien-cap-cuu-Trung-Uong-doan-vao-cuocNhững vết thương trên cơ thể của em T. có thể lành theo năm tháng, nhưng vết thương trong tâm hồn không biết bao giờ mới có thể xóa nhòa
Khi bị bạo hành, trẻ em, phụ nữ nên làm gì?
“Làm thế nào để những em bé có thể tự bảo vệ mình? Những trường hợp trẻ em bị bạo hành, xâm phạm, ngược đãi khác có thể lên tiếng với ai để được bảo vệ?”, Thanh Niên đặt câu hỏi cho anh Vũ Minh Lý.
“Các em nhiều khi không biết tự bảo vệ mình, nên cần sự vào cuộc của tất cả mọi người để ngăn chặn hành vi bạo lực từ khi mới manh nha. Hiện chúng ta có đường dây nóng quốc gia 1800 1567 bảo vệ trẻ em. Tỉnh, thành nào cũng có tổ chức Đoàn, Hội từ thôn, xã, bản, làng, chúng tôi luôn có mặt kịp thời để bảo vệ các em. Bắc Giang cũng vậy, bên cạnh Đoàn, Hội, Đội TNTP HCM còn có hội bảo vệ quyền trẻ em, hội phụ nữ và các cơ quan đoàn thể khác có thể bảo vệ các em. Ngoài ra còn có UNICEF, 1 số tổ chức phi chính phủ luôn sẵn sàng bảo vệ quyền cho các em, trong đó có Heforshe (HFS) - phong trào đoàn kết toàn cầu, đấu tranh vì bình đẳng giới, chống lại các hành vi bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Qua HFS, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Trung tâm tình nguyện quốc gia kêu gọi mọi người, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai cùng đoàn kết hành động để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nói chung và bạo lực tình dục nói riêng”, Phó trưởng ban Đoàn kết - tập hợp thanh niên của T.Ư Đoàn, Giám đốc Trung tâm tình nguyện quốc gia nói.
con-gai-14-tuoi-bi-bo-de-danh-nhap-vien-cap-cuu-Trung-Uong-doan-vao-cuocKhi bị bạo hành, trẻ em, phụ nữ đừng im lặng, hãy lên tiếng
Heforshe quan tâm đặc biệt đến khu vực nông thôn
Phong trào Heforshe phát động tại Việt Nam vào tháng 3.2015, ngay từ khi phát động, T.Ư Đoàn đã xác định nông thôn là khu vực cần đặc biệt quan tâm do tâm lý “trọng nam, khinh nữ” tại đây còn hết sức nặng nề.
Trong 8 tháng qua đã có nhiều tổ chức và cá nhân áp dụng tinh thần Heforshe trong các hoạt động của mình để thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái trên khắp Việt Nam.
Thời gian qua, các bạn thanh niên đã phát triển các sáng kiến để thay đổi chuẩn mực giới, chống lại bạo lực giới, bạo lực gia đình, quấy rối tình dục trong toàn xã hội, bao gồm các vùng nông thôn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.