Đăng cai Olympic 2022: Trung Quốc sẽ 'thu không đủ bù chi'?

01/08/2015 15:43 GMT+7

(TNO) Bắc kinh vừa giành được quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông 2022. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, chi phí để tổ chức Olympic 2022 sẽ đắt đỏ hơn mà không đem lại lợi ích hấp dẫn cho Trung Quốc.

(TNO) Bắc kinh vừa giành được quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông 2022. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, chi phí để tổ chức Olympic 2022 sẽ đắt đỏ hơn mà không đem lại lợi ích hấp dẫn cho Trung Quốc.

Bắc Kinh sẽ là thành phố đăng cai Olympic mùa đông 2022 - Ảnh: Reuters
Những năm gần đây, cuộc đua đăng cai Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội mùa đông bớt nóng vì ngân sách để tổ chức các sự kiện trên tăng vọt, trong khi lợi ích kinh tế thu được lại không hấp dẫn.
Cả hai sự kiện Olympic gần đây đã khiến các thành phố được xem là chủ nhà tiềm năng trong cuộc đua lần này phải “hoảng sợ”. Nước Nga được cho là đã chi đến con số “khủng” 50 tỉ USD, số tiền cao nhất trong lịch sử, cho Olympic Sochi 2014. Còn năm 2008, Trung Quốc đã giảm 40 tỉ USD ngân sách tổ chức Olympic mùa hè Bắc Kinh.
Lo ngại về chi tiêu ảnh hưởng đến cuộc đua đăng cai kỳ Olympic năm 2022 và Ủy ban Olympic Quốc tế buộc phải thay đổi tiến trình. Các nhà phân tích cho hay Ủy ban đã phải đối mặt với việc lựa chọn một trong hai thành phố, mà cả hai đều có những hạn chế lớn.
Bắc Kinh (Trung Quốc) thì thiếu tuyết, tình trạng ô nhiễm không khí có thể là vấn đề. Trung Quốc cũng có thể tổ chức một vài sự kiện ở thị trấn Trương Gia Khẩu, cách thủ đô 200 km song nước này sẽ phải dành ra một khoản tiền đáng kể sau khi chi mạnh cho cơ sở hạ tầng Olympic mùa hè 2008. Thành phố Amalty ở Kazakhstan thì đã quen thuộc với các môn thể thao mùa đông, nhưng lại không được nhiều người biết đến.
Trước đó, ngoài Bắc Kinh và Amalty, các ứng cử viên tiềm năng bao gồm: Krakow (Ba Lan), Stockholm (Thụy Điển), Lviv (Ukraine) và Oslo (Na Uy). Các thành phố trên đều rút khỏi cuộc đua đăng cai vì người dân bỏ phiếu phản đối hoặc chính quyền cho đây không phải là một vụ đầu tư hấp dẫn.
Các dự án cơ sở hạ tầng đồ sộ phục vụ Olympic phải được lên kế hoạch, chi tiền và xây dựng. Hàng nghìn phòng khách sạn cũng cần để phục vụ cho rất nhiều vận động viên và khách du lịch. Trong khi đó, một nghiên cứu cho hay các sự kiện thể thao lớn thất bại trong việc tạo ra lợi ích kinh tế thực sự.
“Một số lượng đáng kể các nghiên cứu học thuật độc lập đã chỉ ra rằng tác động kinh tế của những sự kiện thể thao lớn là thấp”, giáo sư kinh tế Victor Matheson tại Đại học Holy Cross nói. Bắc Kinh và Amalty hứa kiểm soát chi phí tổ chức Olympic 2022, với lần lượt là 3,1 tỉ USD và 3,5 tỉ USD.
Một quan chức thành phố Bắc Kinh đầu năm nay cho hay: “Bắc Kinh sẽ giảm chi phí tổ chức Thế vận hội thông qua việc tiếp thị kỹ lưỡng, sắp xếp hợp lý các địa điểm và hoạt động”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Saïd Business School của Đại học Oxford lại có quan điểm khác. “Chắc chắn 100% việc tổ chức Thế vận hội sẽ vượt ngoài dự kiến. Các dự án khác thường đi theo đúng ngân sách dự định theo thời gian, song điều này không xảy ra với các kỳ Olympic”.
Nhật Bản là điển hình. Đất nước này vừa loại bỏ một kế hoạch xây sân vậng động gây tranh cãi cho Tokyo Games sau khi chi phí dự tính leo lên đến 2 tỉ USD.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.