Đảm bảo an toàn khi cho trẻ trải nghiệm

21/07/2017 10:35 GMT+7

Mùa hè, nhiều đơn vị tổ chức các chương trình kỹ năng sống, giúp trẻ trải nghiệm… Tuy nhiên, việc đảm bảo tối đa sự an toàn cho trẻ cũng cần phải được quan tâm.

Nhắc đến những địa chỉ “chuyên trị” nhiều trò chơi mạo hiểm dành cho giới trẻ hiện nay, không thể không kể đến Trung tâm sinh hoạt dã ngoại thanh thiếu nhi TP.HCM (đường Rừng Sác, xã Long Hòa, H.Cần Giờ).
Ông Nguyễn Đăng Phúc, Giám đốc trung tâm, cho biết do đơn vị ở ngoại thành xa xôi nên điều kiện y tế rất khó khăn nếu có sự cố xảy ra. Mặt khác, đối tượng tham gia là thanh thiếu nhi nên tính hiếu động rất cao. Do đó, sự an toàn cho khách luôn được đặt lên hàng đầu. Trước mỗi chương trình, nhân viên trung tâm đều tư vấn, trao đổi và thông tin đầy đủ để khách có sự chuẩn bị phù hợp.

tin liên quan

Nhiều hoạt động trải nghiệm mùa hè
Các học sinh và giáo viên (tình nguyện viên) tham gia chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ do Thành đoàn TP.HCM tổ chức đã xây dựng một số sân chơi trải nghiệm thú vị dành cho các thiếu nhi trong dịp hè.
Ông Phúc nhìn nhận trước nay cũng có vài trường hợp gặp sự cố nhưng không nặng (bị trầy xước) và chủ yếu là do tiền sử bệnh của khách: tim mạch, tụt huyết áp...
“Các trường hợp này đều được nhân viên trung tâm kịp thời xử lý. Với các hoạt động huấn luyện trên sông, chúng tôi đều có kết hợp với đội cứu hộ cứu nạn của địa phương để cùng bảo vệ khách. Đặc biệt, các chương trình lớn có tính mạo hiểm cao đều có cứu hộ, cứu nạn và bác sĩ đi theo”, ông Phúc nói.
Còn chị Vân Phạm, điều phối viên tham gia nhiều trò chơi - huấn luyện kỹ năng cho trẻ em, chia sẻ: “Mình phải bao quát vấn đề và phải có tầm nhìn xa để biết trẻ dễ bị tai nạn ở đoạn nào nhất, từ đó có cách phòng tránh hoặc hạn chế, giảm thiểu tối đa các sự cố”.
Ông Nguyễn Minh Khánh, Giám đốc trung tâm thanh thiếu niên miền Nam, cho hay 100% chương trình của trung tâm đều được mua bảo hiểm. Nơi đây cũng có chủ trương loại bỏ tất cả trò chơi cảm giác mạnh, mạo hiểm cao. Hiện trung tâm chỉ còn duy trì leo thang thoát hiểm, đu dây tầm thấp, nhưng học viên cũng phải mang các thiết bị bảo bộ, bên dưới có lót đệm…
Phụ trách các chương trình như Hành trình xe đạp, du lịch học sử, anh Nguyễn Tiến Danh, Trưởng phòng Thể dục thể thao và kỹ năng thực hành xã hội, Nhà văn hóa Thanh niên, cho rằng nỗi niềm của phụ huynh “vừa muốn con dấn thân, trải nghiệm cuộc sống, vừa lo lắng cho sự an toàn của con” là rất chính đáng. Vì vậy, ngoài việc hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trong chương trình, thủ lĩnh “Hành trình xe đạp” thường mời người lớn tham gia với con em (nhưng sinh hoạt khác tổ). Được biết, ban đầu một số em có phụ huynh đi cùng cảm thấy bực bội, nhưng về sau, chính những em đó động viên cha mẹ tiếp tục lên đường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.