Đại học Hà Lan tính toán giải pháp ngăn ĐBSCL sụt lún

14/01/2022 20:20 GMT+7

Theo tính toán của hai đại học Hà Lan, đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn nằm trên mặt nước biển gần 1 m, nhưng nếu không có phương án giải quyết, nhiều khu vực của khu vực sẽ chìm trong nước biển vào năm 2050.

Mô hình của hai đại học Hà Lan về tương lai của đồng bằng sông Cửu Long

Nature Communications Earth and Environment

Sử dụng những mô hình mới trên máy tính, các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen (WUR) và Đại học Utrecht (Hà Lan) dự báo diễn tiến tại đồng bằng sông Cửu Long trong 30 năm tới.

Các yếu tố được cân nhắc bao gồm tình trạng lở đất, nước biển dâng do biến đổi khí hậu và nguồn phù sa thiếu hụt. Báo cáo đã được công bố trên chuyên san Nature Communications Earth and Environment.

“Chúng tôi phát hiện đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm rất nhanh so với tốc độ nước biển dâng cao”, theo một trong hai tác giả báo cáo là ông Frances Dunn của Đại học Utrecht.

“Đồng bằng sụt lún là một quá trình tự nhiên, nhưng trong những năm gần đây, tình trạng lở đất đang tăng mạnh do con người tiếp tục khai thác nước ngầm theo hướng không bền vững”, tác giả thứ hai của báo cáo là trợ lý giáo sư Philip Minderhoud (WUR) bổ sung.

Các chuyên gia Hà Lan đã đưa ra một số chiến lược nhằm giải quyết tình trạng trên. Đầu tiên là tìm cách bồi đắp phù sa cho những địa điểm cụ thể của đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần kết hợp thêm những biện pháp ngăn chặn tình trạng lở đất do con người gây ra, đồng thời duy trì vật liệu hữu cơ sau các quá trình như trồng lúa để bồi đắp cho đất đai ở địa phương.

Theo họ, bằng cách này Việt Nam có thể trì hoãn đáng kể nguy cơ nước biển dâng cao, kéo dài thời gian then chốt cho phép đồng bằng có thể chuyển biến thích ứng với những điều kiện mới.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.