Đại dịch Covid-19: cáo chung cho tiền giấy?

01/06/2020 16:21 GMT+7

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng tiền giấy là vật không hề sạch sẽ. Với một số quốc gia đang tiến đến việc không dùng tiền giấy nữa, liệu đại dịch Covid-19 có thể đánh dấu sự khởi đầu thực sự của việc tiền mặt sẽ biến mất?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo tiền giấy không hề sạch sẽ chút nào. Vi khuẩn được cho là có thể lưu lại trên bề mặt của tờ tiền giấy từ 3 đến 4 ngày. Trung Quốc đã cho khử khuẩn tiền giấy cũng như các trụ ATM đồng thời ngân hàng trung ương nước này cũng đang nhanh chóng tạo ra tiền kỹ thuật số của riêng mình.
Nước Nga cũng thông báo đến các ngân hàng hạn chế lưu thông đồng tiền rúp và thúc giục khách mua sắm cũng như các doanh nghiệp sử dụng thanh toán trực tuyến.

Các phương thức thanh toán trực tuyến đang ngày trở nên phổ biến vì sự nhanh chóng

Internet

Nhiều quốc gia hiện đang tiến đến mục tiêu không sử dụng tiền giấy nữa hoặc mong muốn như vậy. Tại Kenya, 75% người trưởng thành dùng ứng dụng M-Pesa. Gần 1/3 dân số Đan Mạch sử dụng MobilePay (thanh toán di động) một ứng dụng thông minh cho phép chuyển tiền đến các điện thoại khác hay cửa hàng.
Ngân hàng Anh Quốc cho biết thẻ tín dụng đã soán ngôi tiền mặt lần đầu tiên trở thành phương thức thanh toán hàng đầu tại nước này năm 2017.

Tiền giấy vẫn được nhiều người ưa chuộng vì tính tiện lợi, vô danh tính và dễ tiếp cận

Reuters

Tỷ lệ giảm tiền mặt hiện nay có nghĩa là việc sử dụng tiền mặt sẽ chấm dứt vào năm 2026, theo một nghiên cứu mới đang trên ấn bản “Access to Cash Review”.
Nhưng mặc dù ví điện tử đang lên ngôi, tiền giấy và đồng xu vẫn giữ vị trí rất quan trọng. Tại Anh, có đến 70 tỉ bảng tiền giấy vẫn đang lưu hành ngoài thị trường gấp đôi so với một thập niên trước đó. Nhiều người cho biết họ thích tiền giấy bởi vì chúng: được chấp nhận rộng rãi, tiện lợi, vô danh tính và dễ tiếp cận, với hơn 45.000 máy rút tiền tại Anh được miễn phí sử dụng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.