Cuộc đua khốc liệt của Airbus và Boeing tại Paris

17/06/2015 13:26 GMT+7

(TNO) Triển lãm hàng không Paris luôn là “cuộc đua doanh số” của hai ông lớn ngành công nghiệp chế tạo máy bay: Boeing và Airbus. Tính đến nay, Boeing đạt được hợp đồng lớn nhất với 100 chiếc Boeing 737 bán ra cho một công ty Hà Lan.

(TNO) Triển lãm hàng không Paris luôn là “cuộc đua doanh số” của hai ông lớn ngành công nghiệp chế tạo máy bay: Boeing và Airbus. Tính đến nay, Boeing đạt được hợp đồng lớn nhất với 100 chiếc Boeing 737 bán cho một công ty Hà Lan.

Triển lãm hàng không Paris là "cuộc đua doanh số" giữa Boeing và Airbus - Ảnh: Reuters
Triển lãm hàng không Paris lần thứ 51 khai mạc tại sân bay Le Bourget (Pháp) vào sáng 15.6 cho giới chuyên gia và sẽ mở cửa chào đón công chúng từ ngày 19.6. Sự kiện hàng không lớn nhất và lâu đời nhất này diễn ra 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 1909 - 5 năm sau chuyến bay huyền thoại đầu tiên của anh em nhà Wright cất cánh ở Bắc Carolina (Mỹ).
Không chỉ là nơi hội tụ của ngành hàng không vũ trụ và công nghiệp quốc phòng, Triển lãm hàng không Paris còn là “sân đua” của hai ông lớn trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay: Boeing và Airbus.
Trước khi khai mạc, AP đưa tin Airbus A320 Neo và Boeing 737 MAX là hai dòng sản phẩm được kỳ vọng nhiều nhất tại triển lãm năm nay. Dự kiến, hai ông lớn trong ngành công nghiệp này sẽ chia nhau bán được khoảng 300 - 400 máy bay sau khi sự kiện kết thúc.
Theo nhận định của giới chuyên gia, các đơn hàng năm nay sẽ đến chậm và thấp hơn các năm trước, một phần là vì vụ tai nạn máy bay chở khách Germanwings trên dãy Alps tác động tiêu cực đến thị trường.
Chiếc Boeing 787-9 Dreamliner của Vietnam Airlines cất cánh bay hôm khai mạc Triển lãm hàng không Paris 2015 - Ảnh: Reuters
Song kết thúc hai ngày tiên, Boeing thông báo hãng này đã ký được hợp đồng bán 100 chiếc máy bay 737MAX-8 - dòng phi cơ một lối đi giữa được CEO hãng gọi là “trái tim của thị trường hàng không” trong nhiều năm tới.
Hợp đồng trên của Boeing ký với công ty cho thuê máy bay AerCap (Hà Lan), trị giá 10,7 tỉ USD và là thỏa thuận làm ăn lớn nhất ở triển lãm năm nay tính đến thời điểm này.
Ngoài ra, Boeing còn công bố thêm hãng ký kết nhiều hợp đồng khác với các hãng hàng không, công ty cho thuê máy bay của Ireland, Indonesia, Trung Quốc. Hãng bay Rulli Airlines và công ty cho thuê Minsheng Financial của Trung Quốc đặt hàng tổng cộng 60 phi cơ.
Chiếc Airbus A380 - phi cơ thương mại lớn nhất thế giới - Ảnh: Reuters
Đối thủ châu Âu của Boeing là Airbus thì cho hay hãng cũng đạt được nhiều hợp đồng vào ngày khai mạc. Airbus cho hay hãng hàng không giá rẻ Nhật Bản Peach Aviation đặt mua 3 chiếc A320 và Korean Air của Hàn Quốc có thể mua đến 50 phi cơ dòng A321.
Dù doanh số Airbus tính đến ngày triển lãm thứ hai còn khiêm tốn, CEO hãng này là Fabrice Bregier vẫn nói rằng có “nhiều sự chú ý” dành cho mẫu A320 Neo. Bregier cho hay Airbus sẽ đạt được 200 đơn đặt hàng và cam kết mua hàng trong tuần này.
Cả hai hãng đều đưa ra dự báo nhu cầu máy bay thương mại trong nhiều năm tới. Boeing cho rằng thị trường thế giới cần 38.050 phi cơ trong 20 năm tiếp theo và 26.730 chiếc trong số này là loại máy bay có một lối đi. Airbus cho hay thị trường toàn cầu cần 32.600 chiếc máy bay, tổng trị giá 4.900 tỉ USD, đến năm 2034.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.