Cùng Pacific Petro chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

19/11/2021 14:00 GMT+7

Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương (Pacific Petro) gần đây đã phát hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh LPG khác đang sử dụng hình ảnh, thương hiệu trái phép của đơn vị.

Tại báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2020 của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã khẳng định: Năm 2020, Cục SHTT đã tiếp nhận 76.720 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), xử lý 71.829 đơn và cấp 48.072 Văn bằng bảo hộ (tăng lần lượt là 1,3%; 10,5% và 18,1% so với năm 2019). Kết quả đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Cục SHTT trong hoạt động xác lập quyền SHTT, cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo hộ tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh phải chống chọi với dịch bệnh Covid-19”.

Tuy nhiên, trái ngược với sự nỗ lực của Cục SHTT và rất nhiều doanh nghiệp chân chính, hiện vẫn tồn tại các đơn vị vi phạm bản quyền, bất chấp những việc làm trái pháp luật để trục lợi bất chính.

Pacific Petro sở hữu trí tuệ nhãn hiệu Pacific Gas, Esgas

Đơn cử như thời gian qua, một số doanh nghiệp kinh doanh khí đốt hóa lỏng (LPG) khác đang sử dụng trái phép hình ảnh, thương hiệu Gas Pacific Petro, Esgas và Logo Pacific Petro của Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp này đã thực hiện chiết nạp trái phép vỏ bình mang thương hiệu Pacific Gas và Esgas, gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của Công ty Pacific Petro.

Logo bản quyền của Pacific Petro được in sắc nét, rõ ràng trên các sản phẩm của công ty

Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản là đơn vị duy nhất SHTT về logo và thương hiệu Pacific Gas, Esgas, được bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam theo xác nhận của Cục SHTT - Bộ Khoa học và Công nghệ cho nhóm ngành hàng (gas) chất đốt; khí đốt hóa lỏng với giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 261072 cấp ngày 15.4.2016 và quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp theo quyết định số 4874/QĐ-SHTT ngày 14.10.2019.

Cũng theo quy định của Luật SHTT và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16.10.2013 về Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, mức phạt tiền áp dụng sẽ khác nhau đối với cá nhân hoặc tổ chức. Bên cạnh những hình phạt chính, mức phạt bổ sung cũng được quy định thêm đối với những cá nhân, tổ chức cố ý thực hiện những hành vi xâm phạm, kèm theo các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quyền tác giả gây ra đối với chủ sở hữu của logo bị xâm phạm.

Do vậy, việc cá nhân, tổ chức khác sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, hình ảnh, logo của Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương đã bảo hộ mà chưa được công ty chấp thuận là hành vi trái với quy định của pháp luật.

Để bảo vệ hình ảnh, thương hiệu và quyền lợi của chủ sở hữu, Pacific Petro kêu gọi các Doanh nghiệp chân chính cùng đồng hành đấu tranh buộc cá nhân, tổ chức vi phạm phải chấm dứt các hành vi trái pháp luật. Đối với các trường hợp thực hiện hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại đến Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương và khách hàng tổng đại lý, đại lý, đơn vị này sẽ quyết liệt thực hiện tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi lợi dụng hình ảnh, thương hiệu, nhãn hiệu gây nhầm lẫn để trục lợi.

Không những thế, việc đánh cắp bản quyền thương hiệu còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, danh dự của các cá nhân, tổ chức, đặc biệt gây thiệt hại, nguy hiểm cho người tiêu dùng - nếu sản phẩm không chất lượng. Các doanh nghiệp cùng tạo bước đột phá trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT trong hoạt động sản kinh doanh khí. Đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.