Cuba lần đầu để hợp tác xã mua hàng trực tiếp từ đại lý bán buôn

13/04/2016 14:47 GMT+7

Lần đầu tiên, Cuba cho phép các hợp tác xã trực tiếp mua hàng từ các nhà sản xuất của chính phủ và các đại lý bán buôn.

Lần đầu tiên, Cuba cho phép các hợp tác xã trực tiếp mua hàng từ các nhà sản xuất của chính phủ và các đại lý bán buôn.

Các mặt hàng nhu yếu phẩm được bày bán ở cửa hàng mậu dịch quốc doanh tại Cuba - Ảnh: ReutersCác mặt hàng nhu yếu phẩm được bày bán ở cửa hàng mậu dịch quốc doanh tại Cuba - Ảnh: Reuters
Reuters ngày 13.4 dẫn thông báo của chính phủ Cuba ngày 12.4 cho biết một số hợp tác xã phục vụ việc cung cấp thực phẩm và các dịch vụ khác ở Cuba sẽ được mua trực tiếp các mặt hàng đó từ các nhà sản xuất thuộc chính phủ và các đại lý bán buôn.
Với quy định mới này, một số công ty quốc doanh cũ đã được chuyển đổi sang hình thức hợp tác xã sẽ không còn phải mua nguồn cung từ các đại lý bán lẻ với giá đắt hơn. Đây là lần đầu tiên các hợp tác xã được phép mua hàng như vậy ở Cuba. Reuters cho biết, quy định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 2.5 tới.
Các đại lý bán buôn dần dần cũng sẽ được mở ra để phục vụ cho các hợp tác xã. Sau đó, một loạt sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu mua của các hợp tác xã với giá rẻ hơn, được cắt giảm thuế, đổi lại là sự kiểm soát giá đối với các đại lý bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc Cuba sẽ thiết lập hệ thống khung giá tối đa để bảo vệ người tiêu dùng.
Người dân Cuba hiện vẫn phải mua các mặt hàng nhu yếu phẩm ở các cửa hàng mậu dịch của nhà nước theo định mức chính phủ đưa ra. Việc mở ra các hợp tác xã cung cấp hàng hóa với nguồn cung rẻ hơn có thể sẽ phục vụ tốt hơn người dân nước này.
Thứ trưởng Thương mại nội địa Cuba, bà Odalys Escandell cho biết quyết định trên của chính phủ là "siêu việt". Tuy vậy, biện pháp này không đáp ứng đầy đủ cam kết trước đó với nội dung để các nhà hàng tư nhân cũng được áp dụng quy định mới trên. Theo bà Odalys Escandell, đây sẽ là một trở ngại chính đối với hoạt động kinh doanh của các nhà hàng tư nhân này.
Trong nỗ lực cải cách mô hình kinh tế, Cuba thời gian qua đã chuyển đổi khoảng 500 cơ sở kinh tế, từ tiệm làm tóc tới các nhà hàng do chính phủ thành lập sang mô hình hợp tác xã. Nước này đồng thời cũng chuyển lực lượng lao động từ các cơ sở nhỏ lẻ của nhà nước, bao gồm lao động tại các quán cà phê, đóng giày... ra thuê mặt bằng và hoạt động kinh tế cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.