Cư dân chung cư: 6 cách cần nhớ và các món nên có sẵn trong nhà để bảo vệ mạng sống khi cháy

14/09/2023 13:51 GMT+7

Người dân, các cư dân ở chung cư - nhà cao tầng cần ghi nhớ các cách thoát nạn dưới đây để có thể giữ mạng sống khi xảy ra cháy ở chung cư.

Theo một cảnh sát PCCC hơn 30 năm trong nghề chia sẻ, có những nguyên tắc khi thoát nạn người dân cần ghi nhớ để áp dụng khi có cháy ở chung cư.

Cách thoát nạn khi có cháy ở chung cư: Những điều phải nhớ - Ảnh 1.

Nhiều xe chữa cháy được điều đến trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Đình Huy

  1. Trước tiên, mọi người phải thật bình tĩnh khi phát hiện có cháy ở chung cư. Không nên chạy ngược, chạy xuôi mà cần bình tĩnh tìm lối thoát an toàn (lối thoát hiểm, thang bộ, không được sử dụng thang máy). 
  2. Tiếp theo, chúng ta phải cầm theo chăn (mền) hoặc khăn nhúng nước chạy vào thang bộ thoát hiểm, nhanh chóng chạy xuống dưới. Nếu phát hiện khói bốc lên từ dưới thì cúi sát người và chạy ngược lên sân thượng. Trong quá trình này, nếu thấy có nhiều khói thì lập tức nằm áp mặt sát đất nhất có thể, dùng khăn đã thấm ướt trước đó bịt vào mũi và dò đường di chuyển. 
  3. Nguyên tắc là khói sẽ bốc lên cao nên chúng ta cần cúi sát mặt xuống đất để tìm lối thoát ra ngoài.
  4. Xác định vị trí có thang dây, ống tuột được trang bị ở hành lang chung cư. Sử dụng thang dây, ống tuột đu ra cửa sổ xuống dưới đất thoát nạn (nếu hướng cửa sổ không có cháy). Trước khi đu dây, cần dùng khăn hoặc áo nhúng nước quấn vào lòng bàn tay để tránh ma sát nóng trong quá trình thoát nạn. Thang dây có nhiều gia đình không trang bị nên cần trao đổi với ban quản trị, mua sẵn để phòng thân tại nhà. 
  5. Nếu ở bên ngoài lửa khói đã bao trùm, không thể thoát ra thì có thể dùng chăn, khăn nhúng ướt chặn các khe cửa để làm giảm lượng khói tràn vào nhà giúp gia tăng tỷ lệ sống cao hơn. Đồng thời, mở hết các vòi nước trong nhà, chặn lại để nước tràn ra. Trong lúc này, vẫn cần phải nhúng khăn ướt để bịt lên đầu và mũi duy trì ô xy trong lúc chờ cứu hộ đến. Tuyệt đối không chạy vào nhà tắm khóa cửa.
  6. Trường hợp khẩn cấp cuối cùng, chúng ta có thể dùng rèm cửa, khăn, chăn tạo thành một sợi dây thoát nạn, dùng khăn nhúng ướt quấn vào tay rồi đu xuống, ở dưới phải có sẵn người ứng cứu. Lưu ý chỉ áp dụng trong tình huống không còn đường nào thoát, lửa đã tới nơi và có kỹ năng thắt nút dây.
Cư dân chung cư: 6 cách cần nhớ và các món nên có sẵn trong nhà để bảo vệ mạng sống khi cháy - Ảnh 2.

Những lưu ý cần ghi nhớ khi thoát hiểm nếu xảy ra hỏa hoạn tại chung cư

Chia sẻ của một cảnh sát PCCC có hơn 20 năm trong ngành

Thiết bị PCCC khan hàng sau vụ cháy chung cư mini: 'Giống như mua bảo hiểm y tế cho gia đình'

Thăm dò ý kiến

Nhà bạn có trang bị các vật dụng thoát nạn khi có cháy?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Những vật thoát nạn không thể thiếu

Theo cảnh sát PCCC, nhiều người ở chung cư nhưng “quên” sắm các thiết bị để thoát nạn khi có cháy xảy ra. Những vật không thể thiếu gồm:

  • Thang dây: Sau khi mua người dân cần học kỹ năng sử dụng để biết áp dụng đúng. Các thang dây thoát nạn có giá thị trường không quá cao. Các nhà ở tầng thấp như từ tầng 5 trở xuống có thể sắm ròng rọc thoát nạn khi có cháy. Khi thoát nạn bằng cách này cần xác định hướng hành lang không có khói để thoát nạn an toàn.
  • Mặt nạ chống độc: Nên trang bị mỗi thành viên 1 mặt nạ chống độc, để ở vị trí dễ nhìn thấy nhất và ai cũng biết để sử dụng khi có cháy. Lưu ý hạn sử dụng và thay mới để tránh nguy hại khi hít vào.
  • Bình PCCC: Sử dụng để dập tắt đám cháy trong trường hợp có sự cố xảy ra tại căn hộ.
Cách thoát nạn khi có cháy ở chung cư: Những điều phải nhớ - Ảnh 3.

Người dân đi mua thiết bị PCCC sáng 14.9

Dương La

Cảnh sát PCCC cũng lưu ý các cửa thoát hiểm ở các tòa chung cư cần được đóng kín, không bỏ đồ đạc vào hành lang, cầu thang thoát hiểm. Trường hợp này sẽ vô tình làm chặn lối đi thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

Ngoài ra, chìa khóa mở cửa của căn hộ cũng phải để ở nơi dễ lấy, phổ biến để cả gia đình đều biết... Nghiên cứu, tận dụng bố trí lối thoát nạn thứ hai trên cửa sổ, mái nhà, ban công hoặc trang bị dụng cụ phá dỡ phù hợp với đặc thù nơi mình ở để phá dỡ, mở lối thoát nạn khẩn cấp khi có cháy.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.