Thiết bị công nghệ ngày càng mỏng có thực sự tốt?

04/06/2016 10:00 GMT+7

Các nhà sản xuất phần cứng đang đẩy bộ phận nghiên cứu của họ đến với việc đưa phần cứng mạnh hơn vào một không gian nhỏ hơn. Điều này đặt ra một thách thức không hề nhỏ.

Vừa qua, Asus ra mắt chiếc Zenbook 3 với một thiết kế mỏng hơn và nhẹ hơn so với MacBook Pro của Apple, tuy nhiên bên trong máy vẫn đảm bảo cung cấp phần cứng mạnh mẽ gây ấn tượng cho cộng đồng công nghệ.
Nhưng trong khi mọi thứ đều rất ấn tượng, liệu phần cứng mỏng hơn có nhất thiết mang lại cho người dùng những điều tốt? Điều này sẽ được lý giải phần nào từ trang công nghệ Maketecheasier.
Lợi ích cho nhà sản xuất
Tạo ra các thiết bị phần cứng mỏng hơn không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà điều này cũng giúp cho các nhà sản xuất có những lợi thế rất cụ thể. Nó bao gồm chi phí sản xuất thấp hơn do hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, chi phí chuỗi cung giảm do nhu cầu thấp hơn về không gian lưu trữ trong quá trình vận chuyển, chi phí phân phối đến nhà bán lẻ thấp hơn và lợi nhuận hoạt động cao hơn nhờ khả năng tái đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm thậm chí còn mỏng hơn nữa trong tương lai.
Trong khi mọi người thường nghĩ rằng mua phần cứng mỏng hơn và nhẹ hơn sẽ có lợi cho bản thân thì họ lại quên rằng các nhà sản xuất cũng đang chọn đây là phương thức đổi mới để kiếm lợi nhuận.
Lợi ích cho người tiêu dùng
Lợi thế chính của một máy tính xách tay nhỏ hơn, nhẹ hơn và mạnh hơn chính là mang đến cho khách hàng sản phẩm có tính di động cao. So với những năm thập niên 1990, những chiếc máy tính xách tay du lịch thực sự còn gặp rất nhiều nhược điểm, đặc biệt là trọng lượng.
Với tính di động cao, ultrabook được nhiều người dùng quan tâm  AFP
Ngày nay, đóng gói nhiều sức mạnh vào một thiết kế phần cứng nhỏ hơn cũng giúp giảm chi phí cho những chiếc máy tính xách tay khi di chuyển. Khi xem xét đến yếu tố này, các nhà sản xuất phần cứng luôn muốn tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích dành cho công ty lẫn người tiêu dùng.
Nhược điểm
Trong khi mọi thứ đều ủng hộ cho những thiết bị phần cứng mỏng và nhẹ hơn, chúng ta vẫn sẽ gặp phải những nhược điểm nhất định trong quá trình sử dụng thiết bị.
Bất lợi mà mọi người đang phải đối mặt khi sử dụng thiết bị nhỏ hơn chính là sự thiếu linh hoạt trong khả năng sửa chữa, bởi mua sắm thành phần thay thế là tương đối khó khăn. Hầu hết máy tính xách tay được các nhà sản xuất tích hợp sẵn những thành phần phần cứng như đồ họa hay Wi-Fi trực tiếp vào bo mạch chủ trên thiết bị của họ.
Tích hợp các thành phần vào bo mạch giúp thiết bị mỏng hơn, nhưng gây khó khăn khi sửa chữa AFP
Kết quả của sự phụ thuộc này chính là một khi một thành phần trên bo mạch chủ thiết bị gặp vấn đề, việc sửa chữa sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thay thế toàn bộ bo mạch chủ.
Nhận xét chung
Đầu tư vào sản xuất phần cứng mỏng hơn là hướng đi phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Mọi người muốn di chuyển nhiều hơn, nhưng điều này khiến các công ty chấp nhận hy sinh tính linh hoạt trong quá trình sửa chữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.