Theo gót Mỹ, Australia cũng cấm quân đội dùng TikTok

17/01/2020 17:04 GMT+7

Sau Mỹ đến lượt Australia cấm binh linh nước này cài đặt và sử dụng ứng dụng video ngắn của công ty Trung Quốc TikTok vì lo ngại những vấn đề về an ninh quốc gia.

Bộ Quốc phòng Australia cho biết có cùng quan điểm với Mỹ về ứng dụng đang trở nên phổ biến ở bên ngoài đại lục, đó là TikTok, và yêu cầu quân đội Australia không sử dụng ứng dụng này trong các thiết bị công nghệ của họ cũng như thiết bị cá nhân của quân nhân.
“Ứng dụng TikTok không được sử dụng trong quân đội và nó cũng không được đưa vào sách trắng của quân đội”, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Australia phát biểu, theo South China Morning Post hôm 16.1.
Các hướng dẫn được Trung tâm bảo mật không gian mạng của chính phủ Úc xuất bản vào tháng 4.2019 cho biết ‘sách trắng’ là một trong những chiến lược giảm thiểu mối đe dọa không gian mạng của Canberra, mà có thể góp phần xác định các nỗ lực của kẻ thù nhằm thực thi phát tán mã độc hại.
TikTok đã không trả lời ngay khi được yêu cầu bình luận. TikTok, được điều hành bởi Bytedance có trụ sở tại Bắc Kinh, phát triển khá mạnh trong hai năm qua, và một hiện tượng hiếm hoi về internet được xem là thành công của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu.
Ứng dụng video ngắn này đã vượt qua Facebook và Messenger trong năm 2019 để trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai sau WhatsApp, là ứng dụng tin nhắn thuộc sở hữu của Facebook. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nó đã tạo ra một phản ứng dữ dội trong các cơ quan quản lý và các nhà lập pháp Mỹ, lo ngại an ninh và quyền riêng tư quốc gia bị đe dọa.
Chính phủ Mỹ đã đưa ra báo cáo đánh giá an ninh quốc gia về việc mua lại ứng dụng xã hội của Mỹ trị giá 1 tỉ đô la Mỹ, sau đó được nhập vào TikTok. Hải quân Mỹ đã cấm ứng dụng này cài đặt trong các thiết bị di động thuộc sở hữu chính phủ, đồng thời không khuyến khích binh lính cài đặt nó trên điện thoại cá nhân. Bộ binh Mỹ cũng có khuyến cáo tương tự đối với ứng dụng TikTok.
TikTok nhiều lần phản bác mình, nói rằng ứng dụng lưu trữ dữ liệu người dùng này nằm bên ngoài Trung Quốc và ‘không có mối liên hệ hay làm gián điệp cho Bắc Kinh’ như các nước cáo buộc. Ứng dụng này cũng gặp những vấn đề pháp lý ở nhiều nơi khác trên thế giới như Anh, Ấn Độ và Indonesia.
Hồi tháng 7.2019, Văn phòng ủy viên thông tin của Vương quốc Anh tuyên bố điều tra TikTok về việc xử lý quyền riêng tư dữ liệu trẻ em. Ấn Độ tạm thời cấm tải xuống ứng dụng từ tháng 4.2019 và Indonesia cũng có lệnh cấm tương tự một năm trước đó, phần lớn do lo ngại thông tin khiêu dâm trên ứng dụng này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.