Google và Facebook gặp khó với cáp quang đến Trung Quốc

07/02/2020 12:39 GMT+7

Hai ông lớn công nghệ Google và Facebook dường như đã cam chịu mất một phần hệ thống cáp internet xuyên biển dài và tốt nhất đến Trung Quốc , vì nhiều lý do an ninh.

Theo TechCrunch, trong một hồ sơ gửi lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ - FCC mới đây, hai công ty này đã xin giấy phép kích hoạt mạng lưới cáp Pacific Light Cable Network (PLCN) giữa Mỹ và Philippines và Đài Loan, bỏ ngõ các khu vực quan trọng ở Hồng Kông và Trung Quốc.
Trên toàn cầu, hiện có khoảng 380 dây cáp ngầm mang theo hơn 99,5% lưu lượng dữ liệu xuyên đại dương. Các vệ tinh, thậm chí các mạng được lên kế hoạch lớn như hệ thống Starlink của SpaceX, cũng không thể di chuyển dữ liệu nhanh và rẻ như cáp dưới nước.
Được công bố lần đầu vào năm 2017, mạng lưới cáp PLCN dài 13.000 km được quảng cáo là cáp ngầm đầu tiên kết nối trực tiếp với Hồng Kông và Mỹ, cho phép Google và Facebook kết nối nhanh chóng và an toàn với các trung tâm dữ liệu ở châu Á và mở khóa thị trường mới. Cáp 120 terabit này dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại vào mùa hè năm 2018. Tuy nhiên, PLCN đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến thương mại và công nghệ với Trung Quốc.
Team Telecom, một đơn vị an ninh quốc gia Mỹ được giao nhiệm vụ bảo vệ các hệ thống viễn thông của Mỹ, bao gồm cả cáp quang quốc tế. Trước đây, Team Telecom đã mất gần bảy năm để quyết định cho phép China Mobile, một công ty nhà nước của Trung Quốc tiếp cận thị trường viễn thông Mỹ trước khi tiếp tục chống lại nó vào năm 2018 với lý do rủi ro an ninh quốc gia nghiêm trọng.
Mặc dù các công ty con của Google và Facebook đại diện PLCN trong hồ sơ gửi tới FCC, nhưng bốn trong số sáu cặp cáp quang thực sự thuộc về một công ty có tên Pacific Light Data Communication (PLDC). Khi dự án được lên kế hoạch lần đầu tiên, PLDC được kiểm soát bởi Wei Junkang, một doanh nhân người Hồng Kông nổi tiếng về kinh doanh thép và bất động sản.
Vào tháng 12.2017, Wei đã bán phần lớn cổ phần trong PLDC cho Dr Peng Telecom & Media Group, một nhà cung cấp băng thông rộng tư nhân có trụ sở tại Bắc Kinh. Mặc dù Dr Peng không phải là sở hữu nhà nước hoặc bị kiểm soát nhưng có hợp tác chặt chẽ với Huawei, một công ty viễn thông mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc về hoạt động gián điệp và trộm cắp bí mật. Dr Peng cũng đã làm việc cho các dự án của chính phủ Trung Quốc bao gồm một mạng lưới giám sát cho cảnh sát Bắc Kinh. PLCN đã bị giới hạn về mặt pháp lý kể từ thời điểm đó.
Google và Facebook dù được sự cho phép đặc biệt xây dựng, kết nối và thử nghiệm tạm thời một trạm cáp ở Los Angeles, Mỹ, nhưng trong khi bản thân mạng hiện đã hoàn thiện về cơ bản, Team Telecom vẫn chưa đưa ra quyết định về thời điểm có thể truyền dẫn dữ liệu.
Mới đây vào ngày 29.1.2020, đại diện của Google và Facebook đã gặp gỡ các quan chức của FCC đề xuất một phương pháp mới, yêu cầu cho phép vận hành chỉ hai cặp sợi PLCN thuộc sở hữu của các công ty Mỹ. Theo đó, cáp liên kết Google sẽ đến Đài Loan và Facebook sẽ đến Philippines.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.