Google bị tố trốn thuế 2,4 tỉ USD

22/02/2016 14:24 GMT+7

Theo báo cáo của Hội đồng Thương mại Hà Lan, ước tính Google đã "né" khoảng 2,4 tỉ USD tiền thuế trên toàn cầu trong năm 2014, bằng cách chuyển 12 tỉ USD doanh thu tại thị trường ngoài Mỹ tới một công ty ở Bermuda.

Theo báo cáo của Hội đồng Thương mại Hà Lan, ước tính Google đã "né" khoảng 2,4 tỉ USD tiền thuế trên toàn cầu trong năm 2014, bằng cách chuyển 12 tỉ USD doanh thu tại thị trường ngoài Mỹ tới một công ty ở Bermuda.

Google bị cáo buộc là đã trốn một khoản tiền thuế lớn lên tới 2,4 tỉ USD - Ảnh: AFPGoogle bị cáo buộc là đã trốn một khoản tiền thuế lớn lên tới 2,4 tỉ USD - Ảnh: AFP
Báo cáo của Bloomberg cho biết,  số tiền khổng lồ 12 tỉ USD đã được Google di chuyển tới một công ty ở Bermuda, qua một chi nhánh có tên Google Netherlands Holdings BV ở Hà Lan. Khoản tiền này cũng chiếm phần lớn doanh thu của Google ở thị trường nước ngoài.

Cáo buộc cho rằng, Google đã lợi dụng một loại cơ cấu thuế có tên là “Double Irish” và “Dutch Sandwich” ở Ireland, khi cho phép chuyển tiền từ một chi nhánh của Google ở Ireland sang một chi nhánh của Google ở Hà Lan, mà về thực chất được đặt ở Bermuda là nơi không có thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này giúp cho Google "tiết kiệm" được 2,4 tỉ USD.

Theo số liệu do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) vừa công bố, vào cuối năm 2015, các chi nhánh của Alphabet - hiện là công ty mẹ của Google - ở nước ngoài đang nắm giữ số tiền 43 tỉ USD chưa bị đánh thuế ở quốc gia này.

Hiện nay, Google cũng đang gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ ở châu Âu vì số thuế chi ra quá ít ỏi mà Google đang đóng cho thị trường này. Chẳng hạn, vừa qua Google đã bị truy thu 187 triệu USD, tiền thuế mà công ty này bị cho là đã trốn đóng ở Anh trong 10 năm. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng con số này vẫn còn rất thấp so với số tiền thực tế mà Google phải đóng.

Trước đó, có nhiều hãng công nghệ lớn tại Mỹ đã sử dụng những kỹ xảo tinh vi để trốn thuế, chẳng hạn như đầu tư tiền ở nước ngoài hay chuyển tiền sang các nước có mức đóng thuế thấp. Những hãng công nghệ lớn như Apple, Microsoft... đã từng thực hiện cách làm này.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.