Giới doanh nghiệp Mỹ ứng dụng số robot kỷ lục năm 2018

Thu Thảo
Thu Thảo
04/03/2019 09:26 GMT+7

Các công ty Mỹ dùng thêm robot nhiều hơn bao giờ hết trong năm qua, giữa lúc máy móc rẻ hơn, linh hoạt hơn giúp robot vừa túi tiền và khả năng của doanh nghiệp ở mọi quy mô.

Reuters dẫn số liệu từ Hiệp hội Cải tiến Tự động hóa ở Arbor, bang Michigan (Mỹ) cho hay số lô hàng robot đạt 28.478 đơn vị trong năm 2018, tăng gần 16% so với năm 2017. Số lô hàng tăng lên trong mọi ngành được theo dõi, ngoại trừ ô tô. Nhiều hãng xe giảm số robot mới lắp đặt sau khi hoàn thành đợt chuẩn bị công cụ sản xuất mẫu mã xe mới.
Số robot giao cho ngành thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng 60% so với cách đây một năm. Số robot đến nhà máy bán dẫn và điện tử tăng hơn 50%, trong khi số robot đến nhóm nhà sản xuất kim loại tăng 13%.
Áp lực tự động hóa gia tăng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp tìm cách cắt giảm chi phí lao động giữa thị trường việc làm khá chặt chẽ. Nhiều hãng xem xét đưa công ăn việc làm từ nước ngoài về lại Mỹ phải áp dụng tự động hóa để duy trì sức cạnh tranh vì chi phí lao động Mỹ cao hơn.
Bob Doyle, phó chủ tịch Hiệp hội Cải tiến Tự động hóa, cho biết tự động hóa đang vượt xa chỗ đứng truyền thống của nó trong các nhà máy lắp ráp ô tô và nhiều nhà sản xuất lớn khác, để đến không ít nhà kho và nhà máy nhỏ hơn. Một trong số đó là nhà máy của Metro Plastics Technologies, doanh nghiệp thuộc sở hữu của gia đình của Noblesville, bang Indiana.
Metro Plastics Technologies thành lập hồi thập niên 1970 và chỉ có 125 nhân viên. Tháng 3.2018, hãng mua robot đầu tiên. Robot có thể đưa nhiều bộ phận đã hoàn thiện từ khu vực sản xuất đến chỗ thanh tra chất lượng. Trước đây, công việc này được tài xế xe nâng thực hiện. “Chúng tôi từng có ba chiếc xe nâng, nhưng đã loại bỏ chúng”, chủ tịch Metro Plastics Technologies Ken Hahn cho hay.
Robot của công ty có giá tầm 40.000 USD, đắt gấp đôi so với lựa chọn rẻ nhất mà giới lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc. Dù vậy, robot này vẫn rẻ hơn mức giá 125.000 USD của một số hãng cung ứng.
2018 là năm đầu tiên kể từ năm 2010, cách hãng ô tô và phụ tùng ô tô không chiếm hơn 1/2 số robot giao đi trong các ngành công nghiệp. Năm 2017, 60% số robot giao đến các ngành công nghiệp tới tay nhà sản xuất ô tô. Dan Hasley, giám đốc bán hàng kiêm tiếp thị của Kawasaki Robotics, cho biết: “Thị trường thực phẩm đang thực sự cất cánh. Ngành thực phẩm và đồ uống là một trong các phân khúc có phản ứng trước thị trường lao động chặt chẽ”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.