Công nghệ tự động hóa thay đổi thương mại điện tử như thế nào?

Thành Luân
Thành Luân
18/05/2021 12:00 GMT+7

Năm 2021 ngành sản xuất, logistics cũng như bán lẻ thay đổi mạnh, đại dịch Covid-19 đã khiến cho hoạt động thương mại điện tử tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, các ngành sản xuất và kho hàng đang gặp những khó khăn.

Theo chia sẻ của bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam, các giải pháp tự động hóa có thể giúp các doanh nghiệp không chỉ quy mô lớn mà cả quy mô nhỏ trong các ngành sản xuất, khai thác kho hàng và logistics đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, chính xác, hiệu quả và với chi phí thấp hơn.

Triển khai tự động hóa ngày càng mang tầm chiến lược hơn

Sự thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng từ năm ngoái đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm những phương thức mới để nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh đang thay đổi. Khi người tiêu dùng mua hàng trực tuyến tăng, số lượng hạng mục hàng hóa lưu kho (SKU) cùng sẽ tăng theo đáng kể, gây áp lực lên các hoạt động lấy hàng, đóng gói và vận chuyển hàng với yêu cầu nhanh chóng và linh hoạt hơn.

Bà Tracy Yeo - Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam chia sẻ về xu hướng tự động hóa

Ảnh: NVCC

Các nhà quản lý kho hàng không có nhiều thời gian để cân nhắc các biện pháp hiện đại hóa. Điều họ cần là các giải pháp sáng tạo, có thể triển khai nhanh chóng. Thời gian qua, lĩnh vực này đã có rất nhiều thay đổi. Các giải pháp tự động hóa kho hàng trở nên có thể mở rộng và vận hành linh hoạt hơn, giúp tăng đáng kể tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) so với trước đây.
Hiện nay, các tổ chức có tầm nhìn xa đang triển khai các giải pháp thực hiện đơn hàng thông minh, trong đó các công nghệ như nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), hệ thống định vị theo thời gian thực (RTLS) và các thiết bị đeo được sử dụng kết hợp để tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Việc lấy hàng giờ đây được linh hoạt phân công dựa trên vị trí của nhân viên tại kho hoặc mức độ khẩn cấp của đơn hàng. Đổi lại, nhân viên có thể đồng thời lấy hàng cho nhiều đơn hàng trong một hành trình vận chuyển. Màn hình hiển thị thông tin trên kính (head-up display) và thiết bị đeo hiển thị trực tiếp các chỉ dẫn công việc, đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu để giúp tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả luồng công việc. Tính năng phân tích theo thời gian thực cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất làm việc của từng nhân viên và ghi chép lại những hành động cụ thể đã được thực hiện để ngăn chặn hoặc sửa chữa sai lỗi nhằm đạt mục tiêu hiệu suất. Chỉ cần thực hiện những cải tiến đơn giản này, lượng đơn hàng mà các nhà kho thực hiện mỗi ngày có thể tăng thêm tới 24%.

Robot giúp con người tăng năng suất lao động

Khi quy trình lấy hàng đã được tối ưu và linh hoạt, nhiều đơn vị khai thác kho hàng đang tiến hành triển khai tự động hóa bằng robot - cụ thể là robot tự động (AMR) - để vận chuyển hàng hóa tới cho các nhân viên lấy hàng và chuyển các đơn hàng đã hoàn thành đến khu vực đóng gói. Công nghệ AMR có thể giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực quý giá, đặc biệt khi có tới 50% lực lượng lao động trong kho hàng được sử dụng cho các tác vụ lấy hàng.
Nhờ những sáng tạo về công nghệ robot, việc triển khai này không còn yêu cầu một khu vực riêng, không có sự hiện diện của con người như trước đây. Các robot AMR hiện đại có thể di chuyển một cách an toàn trong các kho hàng có nhiều người, xe nâng, giá pallet và kệ hàng và có thể dễ dàng tích hợp vào các quy trình vận hành hiện tại.
Các nền tảng robot mới như robot cộng tác (cobots) cũng tỏ ra hiệu quả trong việc tự động hóa các tác vụ mà trước đây cần ứng dụng công nghệ cơ giới hóa cố định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê cobots thay vì đầu tư mua mới, với tùy chọn thuê robot như một dịch vụ (RaaS).

Nhân viên đang sử dụng thiết bị đeo kèm máy đọc mã vạch kết nối bluetooth để lấy hàng trong kho theo đơn hàng

Ảnh chụp màn hình

Công nghệ thông minh giúp tự động hóa trở nên hữu ích hơn

Khả năng đơn giản hóa các quyết định vận hành phức tạp của công nghệ phân tích dự báo đang giúp các giải pháp tự động hóa ngày càng trở nên thân thiện với người dùng và hữu dụng hơn. Không cần xử lý khối lượng lớn dữ liệu trước đó được lấy từ đám mây như nhiều giải pháp phần mềm khác, giải pháp phân tích thông tin vùng biên mạng này xử lý các dữ liệu cụ thể được thu thập từ một tập hợp các thiết bị, gồm cảm biến, máy quét, máy kiểm kho và các robot tự động, để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn cảnh báo, trong đó mô tả sự cố đã được phát hiện và chỉ dẫn cách giải quyết chi tiết, tới máy kiểm kho, máy tính bảng hoặc thiết bị đeo của nhân viên. Tiếp theo, thông qua giải pháp phân tích dự báo hoặc ứng dụng quản lý tác vụ, nhân viên có thể thông báo cho cán bộ quản lý vấn đề đã được giải quyết. Quy trình tự động đơn giản này giúp giảm thiểu các quyết định sai bằng cách hạn chế sự tham gia của con người vào quá trình ra quyết định.
Ví dụ: trong hệ thống bốc xếp hàng hóa (loading dock), các giải pháp ứng dụng cảm biến thông minh cung cấp cho nhân viên và người quản lý thông tin về các chỉ số tải trọng chính như kích thước kiện hàng, số lượng kiện hàng được quét và bốc xếp mỗi giờ, mức độ tải của xe chở hàng, mật độ tải cũng như thời gian quay vòng cửa dock và năng suất nhân viên bốc xếp. Tính năng này giúp các doanh nghiệp có thể bốc xếp xe hàng theo cách hiệu quả nhất, đồng thời đảm bảo tải trọng tối đa có thể cho xe hàng vào thời điểm bốc xếp. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể lấy hàng nhanh hơn và chính xác hơn, đồng thời giảm được số lượng phương tiện cần cho vận tải hàng hóa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.