Chiến tranh thương mại dần biến thành cuộc chiến về công nghệ

10/12/2019 14:05 GMT+7

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm leo thang đến những quốc gia khác, và vấn đề này vẫn chưa có lời giải đáp.

Theo các tài liệu và quan chức thương mại Mỹ, lệnh cấm toàn cầu lên tới 20 năm và việc áp thuế đối với các hoạt động thương mại về công nghệ có thể sẽ chấm dứt vào tuần tới nếu Ấn Độ và Nam Phi thực hiện tốt các cam kết, trong đó có điều khoản về giám sát đánh thuế với hoạt động tải phần mềm và phim lậu.
Từ năm 1998, các thành viên thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã gia hạn một lệnh cấm dành cho thuế nhập khẩu liên quan tới “truyền tải điện tử”, với mức trị giá ước tính lên tới 255 tỉ USD mỗi năm. Một số người cho rằng lệnh cấm này chỉ có lợi cho các quốc gia giàu có, bởi nó nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền Mỹ từ những ngày đầu và hầu hết doanh thu có được là từ các quốc gia đang phát triển.
Áp lực gỡ bỏ lệnh cấm đang ngày càng tăng khi các ấn phẩm sách và phim đang dần được số hóa, khiến nguồn thu của các tập đoàn tài chính ở mảng này đang suy giảm. Theo tài liệu “lưu hành nội bộ” của Ấn Độ và Nam Phi mà Reuters có được, do các tài nguyên đang dần bị số hóa nên buộc các bên liên quan phải suy nghĩ lại về vai trò của lệnh cấm tạm thời được đưa ra vào năm ngoái. Một đề xuất có sự tham gia của 21 quốc gia lớn, trong đó có Trung Quốc và Canada đang tìm cách mở rộng lệnh cấm thêm ít nhất 6 tháng trước khi nó hết hạn vào cuối năm nay, xuất phát những khó khăn trong việc kiểm soát những mặt hàng công nghệ được số hóa có nguồn gốc được cho là “nhập khẩu”.
Bởi thực tế, “làm thế nào để áp thuế đối với một byte dữ liệu? Làm thế nào bạn có thể nắm bắt hàng triệu luồng dữ liệu từ nhiều nguồn chảy qua biên giới của các quốc gia mỗi phút hằng ngày? Và nếu ai đó cố gắng thử nghiệm hàng rào thuế hải quan ở một phạm vi hạn chế các sản phẩm hoặc dịch vụ lên đối thủ, ngay lập tức sau đó sẽ có hàng loạt hành động áp thuế trả đũa và sự ăn miếng trả miếng sẽ kéo dài hàng tháng trời”.
Ước tính hiệu lực của lệnh cấm sẽ ở các mức khác nhau. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, thất thoát về thuế hằng năm có thể lên tới 10,4 tỉ USD/năm, trong đó có khoảng 10 tỉ USD bị thất thoát từ các nước đang phát triển thuộc WTO. Ngày càng có nhiều sản phẩm được số hóa nên các khoản thu từ thuế quan này sẽ còn thất thoát nhiều hơn.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OECD) đã đặt câu hỏi về những giả định này, họ cho rằng lợi nhuận thu được từ việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ tương đối nhỏ và các hàng rào thuế quan sẽ đẩy mức giá cho người dùng lên cao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.