Cách TikTok dùng để 'vượt mặt' Snapchat, Twitter

Thu Thảo
Thu Thảo
03/02/2019 16:33 GMT+7

Theo hãng nghiên cứu độc lập MoffettNathanson, có một ứng dụng đang cất cánh và có thể là mối đe dọa lớn với cơ sở người dùng của Snapchat.

Đó là TikTok của hãng Trung Quốc ByteDance, cho phép người dùng tạo dựng và chia sẻ video ngắn, tương tự như trên Snapchat và Vine, ứng dụng mà Twitter mua song cuối cùng phải đóng cửa cách đây hai năm. TikTok có nhiều thỏa thuận bản quyền rộng rãi, cho phép người dùng tạo video âm nhạc, hát nhép theo các bài hát nổi tiếng.
Snapchat và Twitter đều từ chối bình luận về sức tăng trưởng của TikTok. Khi lần đầu ra mắt tại Trung Quốc năm 2016, TikTok mua một ứng dụng tương tự có tên Musical.ly ở Mỹ và hợp nhất cả hai. Kể từ khi tái khởi động doanh nghiệp vào tháng 8.2018, app chuyên theo dõi ứng dụng Apptopia cho biết lượng khán giả tại Mỹ của TikTok tăng lên 30 triệu người, và lượt tải xuống của nó tăng 25% trong ba tháng sau khi sáp nhập so với ba tháng liền trước.
TikTok có 500 triệu người dùng có hoạt động hằng tháng, nhiều hơn Twitter với chỉ 326 triệu người dùng tính đến cuối quý 3/2018. Dù Snap không báo cáo số liệu người dùng Snapchat hằng tháng, công ty công bố 186 triệu người dùng hằng ngày trong cùng quý. Đây là lần thứ nhì Snap báo cáo mức giảm người dùng liên tiếp.
Ngược lại với Snapchat, TikTok nhanh chóng leo cao trong bảng xếp hạng số lượt tải xuống. Công ty nghiên cứu App Annie cho hay TikTok đứng hạng tư toàn cầu trong bảng xếp hạng tải xuống của iOS và Google Play năm 2018, là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất thế giới trong năm trên nền tảng iOS.
Chuyên gia Michael Nathanson thuộc MoffettNathanson cho hay: “Với tính chất tập trung vào thanh thiếu niên, chúng tôi tin rằng TikTok có thể đe dọa đến cơ sở người dùng cốt lõi của Snap. Tham vọng của TikTok có vẻ lớn, đặc biệt là sau khi công ty mẹ ByteDance gọi vốn 3 tỉ USD trong vòng tài trợ hồi tháng 10.2018, với SoftBank là một trong các nhà đầu tư”.
ByteDance không chỉ nhắm đến các hãng mạng xã hội phương Tây bằng TikTok. Mới đây, họ thông báo sẽ tung ra ứng dụng nhắn tin video mới là Duoshan. Video trong ứng dụng này sẽ biến mất sau ba ngày. Duoshan được so sánh với ứng dụng nhắn tin Snapchat của Snap và WeChat của Tencent. Ban đầu, ứng dụng chỉ có mặt ở Trung Quốc nhưng doanh nghiệp sẽ quyết định liệu có mở rộng phạm vi hoạt động hay không.
Snap có chú ý về sức tăng trưởng đột ngột của TikTok. Công ty công bố “thử thách ống kính hát nhép” hồi tháng 12.2018, mời người dùng hát cùng nhiều bài hát khác nhau trước ống kính điện thoại của họ. Ứng dụng Lasso của Facebook cũng làm điều tương tự. “Facebook có thể trở thành mối đe dọa cạnh tranh lớn hơn với TikTok trong dài hạn. Dù vậy hiện nay, với việc TikTok tập trung vào nhóm người dùng trẻ tuổi, Snap cần cẩn thận và bảo đảm rằng cơ sở người dùng của họ vẫn an toàn trước khi bước vào các thị trường mới”.
TikTok không có mô hình doanh thu quảng cáo, song một số thương hiệu đã dùng ứng dụng cho các chiến dịch tiếp thị có mặt người nổi tiếng. Nguồn doanh thu hiện thời của TikTok là thông qua các lượt mua trong ứng dụng. Người dùng có thể tậu nhiều thứ như biểu tượng cảm xúc và quà kỹ thuật số để chia sẻ với người khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.