Boeing tung bản sửa phần mềm Boeing 737 Max trong 10 ngày

Thu Thảo
Thu Thảo
16/03/2019 11:23 GMT+7

Đây là tin hãng thông tấn AFP cập nhật từ các nguồn giấu tên. Cổ phiếu Boeing tăng mạnh sau tin này.

Theo AFP, Boeing tuyên bố tung bản nâng cấp phần mềm cho mẫu Boeing 737 Max trong vài tuần tới. Trước đó, Boeing 737 Max bị cấm bay trên toàn cầu, kể cả Mỹ cũng bị buộc phải “chia tay” tàu bay. Việc nâng cấp phần mềm dự kiến sẽ được triển khai trong 10 ngày.
[VIDEO] Tìm thấy manh mối vụ rơi máy bay Ethiopia
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) ngừng sử dụng Boeing 737 Max vì liên kết giữa hai tai nạn chết người của Lion Air vào tháng 10.2018 và Ethiopian Airlines trong tháng này. Cổ phiếu Boeing giảm hơn 10% trong tuần giao dịch sau khi chuyến bay ET 302 của hãng bay châu Phi rơi hôm 10.3.
Sau tin cập nhật phần mềm sớm, cổ phiếu Boeing có lúc tăng đến 3% trong ngày giao dịch 15.3 (giờ Mỹ). Cổ phiếu sau đó giảm giá phần nào. Thay đổi tích cực chỉ trong vài tuần sẽ sớm hơn nhiều so với ước tính của một số chuyên gia Phố Wall. Đơn cử, Bank of America dự báo rằng Boeing mất từ 3-6 tháng để xác nhận sửa chữa phần mềm của tàu bay.
Trong số 350 chiếc Boeing 737 Max trên toàn cầu, 74 chiếc là của các hãng hàng không Mỹ, trong đó có United Airlines, American Airlines và Southwest Airlines. Dù vậy theo Bloomberg, Trung Quốc là nước tiếp xúc với mẫu máy bay này nhiều hơn bất cứ nước nào khác. Trong thập niên tới, Đại lục được dự báo sẽ phát triển thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới từ vị trí thứ nhì hiện tại. Nước này ngừng dùng Boeing 737 Max ngay hôm sau ngày tai nạn của Ethiopian Airlines.
[VIDEO] Hộp đen từ máy bay Ethiopia gặp nạn được chuyển đến Pháp
Với FAA và Boeing, đây không phải là lần đầu tiên nước ngoài hoặc hãng bay ngoại khiến họ phải tạm ngừng sử dụng loại máy bay có vấn đề. Mẫu Boeing 787 Dreamliner có hai lối đi, ra mắt năm 2011, gặp một số vấn đề an toàn trong năm đầu cất cánh, bao gồm cửa sổ bị nứt, rò rỉ nhiên liệu và cháy pin. Ngày 7.1.2013, pin lithium-ion bốc cháy trong tàu bay Boeing 787 của Japan Airlines vừa bay từ Tokyo (Nhật Bản) đến Boston (Mỹ).
Đến ngày 11.1.2013, FAA phải tổ chức họp báo và dù đánh giá “mức độ ưu tiên cao” cho Boeing 787 Dreamliner, cơ quan yêu cầu các hãng hàng không ngừng dùng tàu bay. Năm ngày sau đó, một chiếc Dreamliner của All Nippon Airways bị buộc phải hạ cánh khẩn cấp cũng do cháy pin lithium-ion. All Nippon Airways và Japan Airlines ngừng bay toàn bộ phi đội 787 ngay trong ngày. Chỉ sau khi hai hãng Nhật làm thế, FAA mới buộc các hãng Mỹ có hành động tương tự, và cả thế giới làm theo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.