1 triệu phần mềm độc hại được tạo ra mỗi ngày

15/04/2015 10:40 GMT+7

(TNO) Tin tặc đang ngày càng nhanh hơn, tinh vi hơn và ẩn mình kỹ hơn. Các công ty trên thế giới đang phải vật lộn với việc phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng với khoảng 1 triệu phần mềm độc hại được tạo ra mỗi ngày.

(TNO) Tin tặc đang ngày càng nhanh hơn, tinh vi hơn và ẩn mình kỹ hơn. Các công ty trên thế giới đang phải vật lộn với việc phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng với khoảng 1 triệu phần mềm độc hại được tạo ra mỗi ngày.

Có hơn 317 triệu phần mềm độc hại được tạo ra trong cả năm 2014 - Ảnh: Reuters
CNN hôm 14.4 dẫn báo cáo mới nhất của nhóm an ninh mạng Symantec và Verizon cho hay, hơn 317 triệu phần mềm độc hại - gồm vi rút máy tính và các phần mềm độc khác - đã được tạo ra trong năm ngoái. Điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 1 triệu phần mềm độc hại được sinh ra mỗi ngày.
Năm ngoái, nhiều vụ tội phạm mạng cao cấp đã xảy ra. Phân tích rủi ro an ninh mạng năm 2014, Symantec cho biết các tin tặc hiện thực hiện nhiều cuộc tấn công độc hại hơn những năm trước đó và làm việc nhanh hơn so với tốc độ mà các công ty có thể tự bảo vệ mình.
Các vụ tấn công mạng đang lan rất nhanh. Chỉ cần 82 giây để một người nào đó bị lừa và trở thành nạn nhân khi một email spam với phần mềm độc hại được gửi đi, theo báo cáo của Verizon. Khi hacker xâm nhập được vào một công ty cụ thể - như một ngân hàng hay studio phim chẳng hạn - chúng chỉ cần 24 giờ để sử dụng cùng phương pháp trên, tấn công một công ty khác thuộc cùng ngành nghề đó.
Các vụ tấn công trực tiếp và làm rò rỉ dữ liệu cũng gia tăng. 5/6 công ty lớn là mục tiêu của tội phạm mạng, tăng đến 40% so với năm trước. Ngành công nghiệp khai mỏ là lĩnh vực được nhắm đến nhiều nhất.
Giám đốc Symantec Samir Kapuria cho biết đã có một trường hợp tin tặc lẻn vào mạng máy tính của một công ty năng lượng và lấy cắp dự thảo báo cáo về vị trí khoan năng lượng tiềm năng mới phát hiện. Thông tin này sau đó được bán ở một trang web đen buôn bán chứng khoán.
Báo cáo của Symantec còn chỉ ra rằng hacker thường ăn cắp dữ liệu hoặc hình ảnh từ máy tính nạn nhân, đòi tiền chuộc trong khoảng từ 300 đến 500 USD. Các cuộc tấn công được thực hiện ngày càng tinh vi, bằng cách giấu phần mềm độc hại vào các chương trình cập nhật. Như thế, nạn nhân sẽ tự lây nhiễm phần mềm độc hại cho máy tính của họ khi update.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.